Thiết bị vô tuyến điện ngày nay là một trong những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tư liệu tiêu dùng cho dân chúng. Các thiết bị phát, thu sóng vô tuyến điện rất nhiều chủng loại. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp muốn nhập khẩu thiết bị thu phát song vô tuyến để kinh doanh sinh lợi nhuận. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu thủ tục nhập khẩu thiết bị thu phát song vô tuyến cập nhật 2023.
Hiện nay Quyết định 823/QĐ-BTTTT đã công bố hết hiệu lực theo TT 18/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện; Nghị định 69/2018/NĐ-CP có hiệu lực và bãi bỏ Nghị định 187/2013/NĐ-CP nên thiết bị thu pháp song vô tuyến không cần phải có giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên để nhập khẩu thiết bị thu phát song vô tuyến cần thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông để đảm bảo việc sử dụng không gây mất an toàn và ảnh hưởng, gây can nhiễu đến các thiết bị khác
1. Các bước tiến hành để Chứng nhận hợp quy sản phẩm
- Thử nghiệm thiết bị
- Căn cứ trên tài liệu kỹ thuật của sản phẩm đê xác định các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho sản phẩm
- Thiết bị thu phát sóng vô tuyến phải được thử nghiệm (đo kiểm) tại các phòng thử nghiệm được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định hoặc thừa nhận.
- Chuẩn bị bộ hồ sơ Chứng nhận hợp quy bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy Đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu.quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm có ghi rõ mã hiệu, nhà sản xuất, tính năng...của sản phẩm.
- Kết quả thử nghiệm do phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được thừa nhận ban hành
- Hình chụp sản phẩm mẫu và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có), bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
- Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm);
- Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có),
- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định);
- + Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).
- Người nhập khẩu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu;
- Trang web Dịch vụ công trực tuyến của Bộ thông tin và truyền thông: https://dvc.mic.gov.vn
- Hiện tại, thủ tục công bố hợp quy thuộc trách nhiệm của Cục Viễn Thông, Website: http://vnta.gov.vn/Trang/default.aspx
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ Chứng nhận hợp quy
- Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 1 - Cục Viễn Thông tại Hà Nội: các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở miền Bắc
- Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 2 - Cục Viễn Thông tại Tp Hồ Chí Minh: các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở miền Nam
- Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận 3 - Cục Viễn Thông tại Đà Nẵng: các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở miền Trung
2. Mở tờ khai hải quan
- Mở tờ khai như bình thường
- Hồ sơ bao gồm:
- Giấy Đề nghị chứng nhận hợp quy theo mẫu.quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm có ghi rõ mã hiệu, nhà sản xuất, tính năng...của sản phẩm.
- Kết quả thử nghiệm do phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được thừa nhận ban hành
- Hình chụp sản phẩm mẫu và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có), bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
- Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm);
- Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có),
- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định);
- Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).
- Giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước (Đăng ký hợp quy) đã có dấu của bên Trung tâm kiểm định và chứng nhận
- Hải quan sẽ thông quan hàng hóa luôn chứ không đưa hàng về bảo quản và không cần nộp bản chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy cho hải quan nữa.
3. Sau khi thông quan, lấy mẫu đem qua Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực để kiểm tra
- Quy chuẩn đo kiểm phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và Căn cứ theo TT05 có hiệu lực từ ngày 01/09/2019
- Thời gian test : 7 ngày làm việc
- Chi phí: Tùy theo Quy chuẩn áp dụng cho từng mặt hàng cụ thể. Không có mức giá chung cho toàn bộ các quy chuẩn.
4. Nộp hồ sơ bổ sung kết quả đo kiểm để cấp chứng nhận hợp quy
Công bố hợp quy là việc doanh nghiệp công bố với cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng về sự phù hợp của thiết bị /sản phẩm với các quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Đối với các thiết bị vô tuyến, viễn thông, công nghệ thông tin thuộc sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, các Trung tâm kiểm định và Chứng nhận thuộc Cục Viễn Thông tiếp nhận và xử lý hồ sơ, Cục Viễn Thông là cơ quan ban hành “Thông báo tiếp nhận bản Công bố hợp quy”
- Sau khi có kết quả đo kiểm, nộp hồ sơ bổ sung để cấp chứng nhận hợp quy
- Thủ tục chứng nhận hợp quy sản phẩm nhập khẩu:
- Đơn (mẫu Phụ lục II – Mẫu văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy TT30/2011/TT-BTTT)
- Giấy đăng ký kinh doanh (nộp lần đầu)
- Tài liệu kỹ thuật ( đóng dấu công ty)
- Mẫu dấu Công bố hợp quy ICT của doanh nghiệp
- Thời gian trả kết quả : 7 ngày làm việc. Quy trình đánh giá, thẩm định và xử lý hồ sơ của Cục Viễn Thông được thông báo chính thức là 05 ngày làm việc song thực tế là quy trình này có thể kéo dài hơn đối với các Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận của Cục Viễn Thông tại Tp HCM và Đà Nẵng do văn bản “Thông báo tiếp nhận bản Công bố hợp quy” phải được gửi ra Hà Nội để đóng con dấu của Cục Viễn Thông tại Hà Nội.
Nội dung bài viết:
Bình luận