Thủ tục nhập khẩu quạt tản nhiệt 2024

 Trong quá trình vận hành các thiết bị điện tử (chẳng hạn như máy tính) đều sinh ra nhiệt, đây là một sản phẩm phụ không thể tránh được khi vận hành của phần cứng máy tính. Do đó, quạt tản nhiệt là thiệt bị vô cùng cần thiết để làm mát các thiết bị điện tử. Vậy thủ tục nhập khẩu quạt tản nhiệt như thế nào? 

thu-tuc-nhap-khau-quat-tan-nhietThủ tục nhập khẩu quạt tản nhiệt 

1. Quạt tản nhiệt là gì? 

Tản nhiệt máy tính, giải nhiệt trong máy tính hay làm mát trong máy tính (tiếng Anh: Computer cooling) là các tên gọi khác nhau để nói đến sự làm giảm nhiệt độ sinh ra trong quá trình làm việc của các thiết bị trong máy tính.

"Tản nhiệt" cho các thiết bị là hành động luôn được coi trọng từ các nhà sản xuất phần cứng máy tính, chúng luôn được thử nghiệm kỹ lưỡng để hệ thống có thể làm việc bình thường và phù hợp với môi trường khí hậu tại các thị trường mà sản phẩm đó được bán ra.

thu-tuc-nhap-khau-quat-tan-nhiet-hien-nayThủ tục nhập khẩu quạt tản nhiệt hiện nay 

2. Mã HS quạt tản nhiệt 

Mã HS sản phẩm nhập khẩu vô cùng quan trọng, đây là căn cứ xác định thuế nhập khẩu cũng như giá trị hải quan sản phẩm. Do đó, để quá trình nhập khẩu diễn ra suông sẻ, quý khách hàng nên xác định chính xác mã HS sản phẩm. Đối với quạt tản nhiệt, có thể tham khảo nhóm: 

HS CODE: 84145999

  • Chương 84: LÒ PHẢN ỨNG HẠT NHÂN, NỒI HƠI, MÁY VÀ THIẾT BỊ CƠ KHÍ; CÁC BỘ PHẬN CỦA CHÚNG
  • Nhóm 14: Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc.
  • Phân nhóm 59: Loại khác

Về phần phân nhóm phụ, hãy xem xét thực tế hàng hóa của mình dựa theo công suất sản phẩm (ít hơn hoặc nhiều hơn 125kw để lựa chọn một trong 2 HS CODE sau:

  • 8414.59.49 (thuế suất 15%)
  • 8414.59.99 (thuế suất 10%).

3. Thủ tục nhập khẩu quạt tản nhiệt

nhap-khau-quat-tan-nhietNhập khẩu quạt tản nhiệt 

Để tiến hành thông quan hàng quạt tản nhiệt, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thông quan theo Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau: 

  • Commercial invoice – Hóa đơn thương mại
  • Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa: 1 bản chụp
  • Tờ khai hải quan
  • Bill of lading – Vận đơn (House Bill): gốc hoặc 1 bản chụp
  • Certificate of Origin – C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Bản gốc
  • Giấy đăng kí kiểm tra chất lượng đã đóng mộc
  • Tài liệu kĩ thuật
  • Công văn mang hàng về bảo quản
  • Catalog hàng hóa (nếu doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu)

4. Những câu hỏi thường gặp.

Nhập khẩu Quạt điện cần giấy phép gì?

  • Chứng nhận hợp quy: Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc bộ GTVT (theo Thông tư 41/2018/TT-BGTVT).
  • Kiểm tra chất lượng sau thông quan (Quyết định 3810/QĐ-BKHCN): Quạt điện dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không vượt quá 250 V đối với quạt điện một pha và 480 V đối với quạt điện khác, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125W.
  • Dán nhãn năng lượng: (Quyết định 04/2017/QĐ-TTg)

Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu?

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

  1. a) Tên hàng hóa;
  2. b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  3. c) Xuất xứ hàng hóa;
  4. d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Chi phí vận chuyển, thời gian nhập khẩu và chọn đơn vị vận chuyển Quạt điện ? 

Để dự tính giá đầu vào nhằm đưa ra quyết định kinh doanh, bạn cần tìm đơn vị hỗ trợ báo giá để lên dự toán về chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, căn cứ yêu cầu về tiến độ giao hàng, chi phí vận chuyển, tính chất lô hàng mà sẽ có các phương án vận chuyển tối ưu khác nhau, tại từng thời điểm khác nhau. Hàng hóa có thể được vận chuyển bằng nhiều hoặc đa phương thức: đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường chuyển phát nhanh …., vận chuyển nguyên container, vận chuyển ghép container … Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Các bước quá trình thông quan hàng quạt điện?

Bước 1 – Đăng ký kiểm tra chất lượng

Bước 2 – Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan

Bước 3 – Thử nghiệm hiệu suất năng lượng, làm chứng nhận hợp quy

Bước 4 – Công bố hợp quy và công bố dán nhãn năng lượng

Bước 5 – Hoàn tất hồ sơ sau thông quan: mang kết quả kiểm tra chất lượng nộp cho cơ quan đã đăng ký kiểm tra

Bước 6 – Dán tem hợp quy (CR),nhãn năng lượng và các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường

Trên đây là một vài thông tin về thủ tục nhập khẩu quạt tản nhiệt vào Việt Nam, hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (931 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo