Quần áo bảo hộ lao động là sản phẩm không thể thiếu để đảm bảo an toàn lao động cho công nhân lao động. Đặc biệt trong một số ngành nghề như điện lực, cơ khí, y tế... thì quần áo bảo hộ lao động lại vô cùng cần thiết. Vậy thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động thực hiện như thế nào? Mời quý khách tham khảo bài viết dưới đây của ACC để giải đáp thắc mắc trên.
Thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động
1. Chính sách nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động
Hiện nay trên thị trường quần áo bảo hộ lao động có rất nhiều loại theo từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến một số loại đồ bảo hộ lao động như:
- Quần áo bảo hộ lao động
- Găng tay bảo hộ lao động
- Giày bảo hộ lao động
- Kính bảo hộ lao động
- Nón bảo hộ lao động
- …
Quần áo bảo hộ lao động đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu theo danh sách hàng hoá cấp nhập khẩu tại Thông tư 12/2018/TT-BCT.
Đối với quần áo bảo hộ lao động mới 100% không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện, do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu quần áo bảo hộ như những hàng hoá thông thường.
Quần áo chống nhiệt và lửa cho người lao động phải tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm theo Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH.
2. Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu.
Thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động hiện nay
Đối với một số mặt hàng quần áo bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật buộc phải được kiểm tra chất lượng hàng hoá khi nhập khẩu. Theo đó quần áo chống nhiệt và lửa cho người lao động phải tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm theo Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.
- Hợp đồng.
- Hóa đơn.
- Phiếu đóng gói (Packing list.)
- Vận đơn.
- Chứng nhận chất lượng (CQ)
- Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO)
- Hồ sơ kỹ thuật (đối với thiết bị máy móc)
- Test report.
- Các chứng từ khác (nếu có)
3. Thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động
Nhập khẩu quần áo bảo hộ lao động
Doanh nghiệp nhập khẩu quần áo tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm cho mặt hàng nhập khẩu trước khi hàng về tới cơ quan hải quan. Sau đó khai báo hải quan và nộp tờ khai hải quan. Hồ sơ nhập khẩu bao gồm:
Hồ sơ hải quan nhập khẩu quần áo bao gồm:
– Tờ khai hải quan
– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán
Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
- Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan;
– Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý)
– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
– Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy;
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định.
- Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng hàng hoá (nếu có)
Mặt hàng quần áo khi nhập khẩu để kinh doanh sẽ phải chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Trên đây là thủ tục nhập khẩu quần áo bảo hộ vào Việt Nam. Nếu quý khác hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về thủ tục nhập khẩu vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận