Thủ tục nhập khẩu ô tô phi mậu dịch

Nhập khẩu phi mậu dịch là gì? Thủ tục nhập khẩu ô tô phi mậu dịch được thực hiện như thế nào? Quý khách hàng vui lòng đọc bài viết dưới đây của ACC để giải đáp các thắc mắc trên. 

thu-tuc-nhap-khau-o-to-phi-mau-dich-hien-nayThủ tục nhập khẩu ô tô phi mậu dịch 

1. Nhập khẩu phi mậu dịch là gì? 

Trong chúng ta, ắt hẳn ai cũng từng một lần nghe thấy cụm từ "nhập khẩu hàng hoá phi mậu dịch". Vậy hàng hoá như thế nào là hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch và được nhập khẩu trong như điều kiện nào? Theo quy định của pháp luật hiện hành, hàng hoá phi mậu dịch được hiểu là hàng hoá nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, buôn bán trên thị trường, chúng bao gồm các trường hợp sau đây: 

  • Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
  • Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên;
  • Hàng viện trợ nhân đạo;
  • Hàng hóa tạm nhập khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
  • Hàng mẫu không thanh toán;
  • Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc của người xuất nhập cảnh;
  • Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
  • Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
  • Hàng phi mậu khác.

Từ định nghĩa trên có thể hiểu nhập khẩu ô tô phi mậu dịch là hoạt động nhập khẩu ô tô không nhằm mục đích thương mại, do một trong các đối tượng trên tiến hành nhập khẩu. 

2. Chính sách nhập khẩu ô tô phi mậu dịch 

Nhập khẩu ô tô phi mậu dịch là hoạt động hạn chế, chỉ do một hoặc một nhóm đối tượng có quyền nhập khẩu. Theo đó, người có quyền nhập khẩu ô tô phi mậu dịch bao gồm: 

  • Người Việt Nam định cư tại nước ngoài là trí thức, chuyên gia, công nhân lành nghề về nước làm việc trong thời gian từ một năm trở lên theo lời mời của cơ quan nhà nước Việt Nam.

  • Chuyên gia nước ngoài tham gia quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA tại Việt Nam đảm bảo điều kiện được tạm nhập khẩu xe ô tô

  • Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

  • Các đối tượng khác được nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy không nhằm mục đích thương mại theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc nhập khẩu ô tô phi mậu dịch thoả mãn yêu cầu của Nhà nước về nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng hoặc ô tô chưa qua sử dụng. 

3. Điều kiện nhập khẩu ô tô qua sử dụng

Nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng vào Việt Nam phải đảm bảo điều kiện:

  • Ô tô nhập khẩu không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam, cụ thể là năm 2006 chỉ được nhập ô tô loại sản xuất từ năm 2001 trở lại đây. Năm sản xuất của ô tô được xác định theo thứ tự ưu tiên sau đây:
  • Theo số nhận dạng của ô tô;
  •  Theo số khung của ô tô;
  • Theo các tài liệu kỹ thuật: Catalog, sổ tay thông số kỹ thuật, phần mềm nhận dạng, ê tơ két gắn trên xe hoặc các thông tin của nhà sản xuất
  • Theo năm sản xuất được ghi nhận trong bản chính của Giấy chứng nhận đăng ký xe hoặc Giấy hủy đăng ký xe đang lưu hành tại nước ngoài
  • Đối với các trường hợp đặc biệt khác thì cơ quan kiểm tra chất lượng thành lập Hội đồng giám định trong đó có sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành để quyết định.
  • Trường hợp cơ quan kiểm tra chất lượng có nghi vấn về số khung và/hoặc số máy của chiếc xe nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra sẽ trưng cầu giám định tại cơ quan Công an. Kết luận của cơ quan Công an về số khung và/hoặc số máy là cơ sở đề giải quyết các thủ tục kiểm tra chất lượng nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng theo quy định.
  • Cấm nhập khẩu ô tô các loại có tay lái bên phải (tay lái nghịch kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường, xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên
  • Cấm nhập khẩu ôtô cứu thương đã qua sử dụng
  • Cấm tháo rời ô tô khi vận chuyển và khi nhập khẩu.
  • Cấm nhập khẩu ôtô các loại đã thay đổi kết cấu, chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu, kể cả ôtô có công năng không phù hợp với số nhận dạng của ôtô hoặc số khung của nhà sản xuất đã công bố, bị đục sửa số khung, số máy trong mọi trường hợp và dưới mọi hình thức.

nhap-khau-o-to-phi-mau-dichThủ tục nhập khẩu ô tô phi mậu dịch hiện nay 

4. Điều kiện nhập khẩu ô tô chưa qua sử dụng 

Ô tô nhập khẩu chưa qua sử dụng (mới 100%) khi nhập khẩu về Việt Nam phải thoả mãn các điều kiện sau:

- Ô tô chở người chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế: Cái Lân-Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu. Thủ tục hải quan được thực hiện tại cửa khẩu nhập khẩu.

– Đối với ô tô nhập khẩu được sản xuất từ nước áp dụng phương thức chứng nhận theo kiểu loại, thì cơ quan quản lý chất lượng đánh giá kiểu loại trên cơ sở kết quả kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mẫu đại diện và kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất

– Còn với ô tô nhập khẩu được sản xuất từ nước ngoài áp dụng phương thức quản lý tự chứng nhận thì cơ quan quản lý chất lượng đánh giá kiểu loại trên cơ sở kết quả kiểm tra, thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với mẫu đại diện và thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.

5. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu, tạm nhập ô tô phi mậu dịch

Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đối tượng cư trú trong thời gian làm việc tại Việt Nam. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu bao gồm: 

  • Văn bản đề nghị nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy có xác nhận của các cơ quan sau tuỳ theo từng trường hợp: cơ quan chủ quản về thân phận của người đề nghị hoặc có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức về các thông tin trong văn bản đề nghị hoặc có xác nhận về địa chỉ thường trú của Công an xã, phường, thị trấn  trong đó ghi rõ nhãn hiệu xe, đời xe (model), năm sản xuất, nước sản xuất, màu sơn, số khung, số máy, dung tích động cơ, tình trạng xe và số km đã chạy được (đối với xe ô tô đã qua sử dụng)
  • Hộ chiếu; Hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập văn phòng; Hoặc Sổ hộ khẩu.
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
  • Giấy tờ khác liên quan đến xe ô tô nhập khẩu, tạm nhập khẩu đối với trường hợp nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng như: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu xe ở nước ngoài hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy chứng nhận lưu hành xe hoặc giấy hủy đăng ký lưu hành xe
  • Quyết định hoặc thư mời của cơ quan Nhà nước mời (nếu có) 
  • Văn bản xác nhận chuyên gia nước ngoài của cơ quan chủ quản dự án (nếu có) 
  • Văn bản xác nhận thời hạn công tác, làm việc, làm chuyên gia của cơ quan chủ quản  được cử đi công tác, làm việc tại nước ngoài (nếu có)
  • Văn bản thông báo hoặc xác nhận hoặc thỏa thuận cho, tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài

6. Thủ tục nhập khẩu ô tô phi mậu dịch 

thu-tuc-nhap-khau-o-to-phi-mau-dichNhập khẩu ô tô phi mậu dịch 

Nhập khẩu ô tô phi mậu dịch nhìn chung là một hoạt động đòi hỏi nhiều thủ tục, giấy tờ phức tạp. Nhưng về cơ bản, hồ sơ nhập khẩu ô tô phi mậu dịch bao gồm các tài liệu sau đây: 

  • Giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với ô tô)
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng xe gắn máy nhập khẩu (đối với xe gắn máy)
  • Giấy ủy quyền (nếu có)  

Trên đây là thủ tục nhập khẩu ô tô phi mậu dịch vào Việt Nam. Nếu quý khác hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về thủ tục nhập khẩu vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo