Thủ tục nhập khẩu kem đánh răng từ nước ngoài [2022]

Kem đánh răng là một trong những sản phẩm thông dụng và được người dân Việt Nam sử dụng hằng ngày.Các loại kem đánh răng có xuất xứ nước ngoài ngày càng được ưa chuộng.  Nhiều thương nhân muốn nhập khẩu kem đánh răng ngoại về kinh doanh tại Việt Nam. Vậy để nhập khẩu mặt hàng kem đánh răng này, các doanh nghiệp cần làm những thủ tục gì? Mời bạn theo dõi bài viết Thủ tục nhập khẩu kem đánh răng từ nước ngoài [2022] dưới đây của Luật ACC để biết thêm nhé!

1. Kem đánh răng là gì? 

Kem đánh răng là một hỗn hợp dạng nhão hoặc gel. Chất này được sử dụng với bàn chải đánh răng để tẩy sạch, duy trì sức khỏe và vẻ đẹp thẩm mỹ của răng. Kem đánh răng được biết đến là là chất có tác dụng loại bỏ thức ăn, mảng bám và các loại vi khuẩn trên răng. Đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng, hôi miệng, viêm lợi. Sử dụng kem đánh răng cũng là một trong những biện pháp giúp hơi thở thơm mát hơn.

Thủ tục nhập khẩu kem đánh răng từ nước ngoài [2022]

Thủ tục nhập khẩu kem đánh răng từ nước ngoài [2022]

2. Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu kem đánh răng

Yêu cầu trước tiên đối với mặt hàng kem đánh răng khi nhập khẩu đó là sản phẩm phải mới 100%. Đồng thời phải có xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, việc nhập khẩu kem đánh răng cần phải dựa trên các căn cứ pháp lý dưới đây.

  • Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/1/2011 về quản lý mặt hàng mỹ phẩm
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định về cấm xuất nhập khẩu hàng hóa. Hoặc hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện, chịu sự quản lý của các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018. Đây là nghị định về quản lý ngoại thương. Nghị định này cũng ban hành danh sách các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu và các mặt hàng xuất nhập khẩu theo điều kiện, theo giấy phép.

Cụ thể

  • Căn cứ vào khoản 1, Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT có thể hiểu rằng kem đánh răng chính là một sản phẩm thuộc mặt hàng mỹ phẩm. Vì thế thủ tục nhập khẩu kem đánh răng dựa trên những quy định, chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng mỹ phẩm nói chung.
  • Căn cứ vào Điều 5, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP thì mỹ phẩm là mặt hàng không nằm trong danh sách cấm xuất nhập khẩu. Do đó mặt hàng kem đánh răng không bị cấm khi nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Căn cứ Điều 6, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP kèm theo đó là phụ lục II thì mỹ phẩm là mặt hàng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế. Các mặt hàng này cần phải làm công bố sản phẩm khi nhập khẩu. Điều này cũng không ngoại lệ đối với mặt hàng kem đánh răng.
  • Căn cứ vào phụ lục V, Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì mỹ phẩm là mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa và thẩm quyền CFS. Kem đánh răng là một trong những loại mỹ phẩm. Do đó kem đánh răng khi nhập khẩu vào Việt Nam cũng cần có chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do CFS.
  • Điều 3, thông tư 06/2011/TT-BYT quy định mặt hàng mỹ phẩm nói chung, kem đánh răng nói riêng chỉ được phép đưa ra thị trường khi đã làm công bố mỹ phẩm. Bên cạnh đó đơn vị nhập khẩu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng và tính an toàn của mặt hàng này đối với người tiêu dùng.
  • Điều 4, thông tư 06/2011/TT-BYT hướng dẫn doanh nghiệp làm hồ sơ công bố mỹ phẩm.
  • Khoản 1, Điều 35 thông tư 06/2011/TT-BYT quy định mặt hàng mỹ phẩm được phép nhập khẩu khi được Cục Quản lý dược cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phiếu này vẫn còn hiệu lực. Khi thông quan tại cửa khẩu, doanh nghiệp xuất trình Phiếu công bố mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận.

Với những quy định ở trên có thể thấy, mặt hàng kem đánh răng không bị hạn chế nhập khẩu vào Việt Nam. Thế nhưng điều kiện để mặt hàng này được phép nhập khẩu vào Việt Nam là phải có chứng nhận lưu hành sản phẩm tự do CFS và phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm của Cục Quản lý dược phẩm thuộc Bộ Y Tế. Trong đó chứng nhận CFS phải được cấp bởi nước sở tại và phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Doanh nghiệp cần nắm được những điều kiện này khi làm thủ tục nhập khẩu kem đánh răng.

3. Thủ tục nhập khẩu kem đánh răng từ nước ngoài [2022]

Như đã nói ở trên, điều kiện để nhập khẩu mặt hàng kem đánh răng vào Việt Nam là phải làm công bố mỹ phẩm. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ theo yêu cầu.

3.1 Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm

Để làm thủ tục công bố cho mặt hàng kem đánh răng, thương nhân cần chuẩn bị các loại chứng từ sau:

  • Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
  • Chứng nhận lưu hành tự do CFS
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Thư ủy quyền
  • Bảng thành phần hóa học sản phẩm

3.2 Hồ sơ hải quan

Đối với bộ hồ sơ hải quan, doanh nghiệp làm theo hướng dẫn trong thông tư 38/2015- TT/BTC. Như vậy, hồ sơ hải quan bao gồm các loại giấy tờ như:

  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Phiếu đóng gói
  • Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
  • Giấy công bố mỹ phẩm cho sản phẩm kem đánh răng.

3.3 Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

  • Đối với hồ sơ công bố mỹ phẩm, doanh nghiệp sẽ đăng ký tại Cục Quản Lý Dược, thuộc Bộ Y Tế.
  • Với hồ sơ hải quan, doanh nghiệp khai báo tại Chi cục Hải quan nơi có cửa khẩu để nhập khẩu lô hàng.

4. Quy định về thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu được quy định trong Luật thuế số 107/2016/QH13. Tuy nhiên mỗi mặt hàng sẽ có mức thuế nhập khẩu khác nhau. Ngoài ra, thuế nhập khẩu còn phụ thuộc vào các hiệp định thương mại tự do. Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2021, mặt hàng kem đánh răng có thuế nhập khẩu ưu đãi là 20%. Ngoài ra tùy theo từng form sẽ có thuế nhập khẩu khác nhau. Nếu nhập khẩu kem đánh răng từ Hàn Quốc, CO form AK thì thuế nhập khẩu là 0%. CO form E từ Trung Quốc thuế nhập khẩu là 0%. CO form D từ Thái Lan, Malaysia thuế nhập khẩu cũng là 0%.

Về thuế giá trị gia tăng thì như đa số các mặt hàng khác, VAT là 10%

5. Mã HS code

kem đánh răng có HS thuộc Chương 33: TINH DẦU VÀ CÁC CHẤT TỰA NHỰA; NƯỚC HOA, MỸ PHẨM HOẶC CÁC CHẾ PHẨM DÙNG CHO VỆ SINH

Mã HS mặt hàng Mô tả
330610 -Sản phẩm đánh răng
33061010 – – Bột và bột nhão dùng ngừa bệnh cho răng
33061090 –Loại khác

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

Trên đây là 1 số vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý đến Thủ tục nhập khẩu kem đánh răng từ nước ngoài [2022] mà Luật ACC muốn cung cấp tới quý bạn đọc. Chúng tôi luôn mong muốn sẽ giúp việc thực hiện trên thực tế của các bạn trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Nếu trong quá trình tham khảo bài viết, bạn cảm thấy còn nội dung nào chưa rõ, vui lòng liên hệ với chúng tôi để kịp thời giải đáp, hỗ trợ nhé!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo