Do nhu cầu thị trường tăng cao, lượng hoá chất nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng nhiều. Tuy nhiên thủ tục nhập khẩu hoá chất diễn ra như nào vẫn còn là thắc mắc của rất nhiều người. Quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để giải đáp thắc mắc trên.
Thủ tục nhập khẩu hoá chất hiện nay
1. Chính sách nhập khẩu hoá chất
Doanh nghiệp muốn nhập khẩu hoá chất vào Việt Nam, phải đảm bảo hoá chất không nằm trong danh mục sản phẩm bị cấm nhập khẩu theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
Nếu hóa chất bạn muốn nhập khẩu là tiền chất công nghiệp thù bạn phải có Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp là điều kiện để thông quan khi nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
Nếu hoá chất nhập khẩu về không nằm trong mục lục 5, Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu không cần quan tâm đến giấy phép nhập khẩu.
Nếu hoá chất nhập khẩu nằm trong danh sách thuộc mục lục 5 thì doanh nghiệp tiến hành khai báo hoá chất nhập khẩu.
2. Mã HS sản phẩm hóa chất nhập khẩu
Xác định mã HS khi nhập khẩu là một việc làm vô cùng quan trọng. Quý khách hàng tham khảo mã HS sản phẩm hoá chất dưới đây:
- 28043000: Nitơ – thủ tục nhập khẩu hóa chất
- 28044000: Oxy – thủ tục nhập khẩu hóa chất
- 28011000: Clo – thủ tục nhập khẩu hóa chất
- 28013000: Flo, brom – thủ tục nhập khẩu hóa chất
- 28051100: Natri – thủ tục nhập khẩu hóa chất
- 28091000: Diphospho pentaoxit – thủ tục nhập khẩu hóa chất
- 28183000: Nhôm hydroxit – thủ tục nhập khẩu hóa chất
- 29012100: Etylen – thủ tục nhập khẩu hóa chất
- 28080000: Axit nitric; axit sulphonitric – thủ tục nhập khẩu hóa chất
- 29291090: hợp chất chứa nitơ – thủ tục nhập khẩu hóa chất
- 29270010: azodicarbonamide – thủ tục nhập khẩu hóa chất
3. Thủ tục khai báo hoá chất nhập khẩu
3.1. Các trường hợp miễn trừ khai báo hoá chất
Các hoá chất nhập khẩu thuộc các trường hợp sau đây được miễn trừ khai báo:
- Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.
- Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu
- Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
- Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
- Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
3.2. Khai báo hoá chất nhập khẩu
- Mẫu đăng ký khai báo hóa chất (thông tư 40/2011/TT-BCT)
- MSDS
- Invoice, Packing list
Doanh nghiệp tiến hành tạo tài khoản và đăng ký trên cổng thông tin điện tử quốc gia.
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp nhập khẩu hoá chất nhằm mục đích kinh doanh cần tiến hành làm thêm giấy phép kinh doanh hoá chất theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục hải quan khi nhập khẩu hoá chất
Thủ tục nhập khẩu hoá chất hiện nay
Để nhập khẩu hoá chất, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ hải quan như sau:
- Tờ khai phân luồng
- Tờ khai hoá chất
- Bộ vận tải đơn (Bill of Lading) ( bản sao y)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) ( bản sao y)
- Bản kê chi tiết hàng hoá (Packing List), Catalog hàng ( bản sao y)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin) để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.
- COA (Certificate of Analysis): giấy chứng nhận phân tích (thành phần, hàm lượng…) do nhà sản xuất cung cấp ( bản sao y)
5. Những câu hỏi thường gặp.
Thủ tục thực hiện xin Giấy phép nhập khẩu hóa chất?
- Các tổ chức đề nghị xác nhận khai báo hóa chất nguy hiểm nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Hóa chất (Bộ Công Thương);
- Cục Hóa chất kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, Cục Hóa chất thông báo bằng văn bản cho tổ chức để hoàn chỉnh hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Hóa chất thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Cục Hóa chất cấp giấy xác nhận cho tổ chức. Nếu hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Hóa chất trả lời bằng văn bản cho tổ chức, nêu rõ lý do không cấp.
Hồ sơ chủ yếu để xin Giấy phép nhập khẩu hóa chất?
- Đơn khai báo hóa chất nguy hiểm nhập khẩu;
- Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hóa chất (theo mẫu);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Hợp đồng nhập khẩu hóa chất (bản sao hợp lệ);
- Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) - Bản nguyên gốc và bản dịch Tiếng Việt;
- Bộ chứng từ gửi hàng của nhà cung cấp hóa chất;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hoá là hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại;
Thủ tục thông quan?
- Giấy xác nhận đã khai báo hóa chất (tải trên một cửa)
- Invoice, Packing list
- Bill of lading
- Tờ khai hải quan
- C/O (nếu có)
- Mẫu đăng ký khai báo hóa chất (thông tư 40/2011/TT-BCT)
- MSDS
- Invoice, Packing list
Trên đây là quy trình nhập khẩu hoá chất vào Việt Nam, để tìm hiểu thêm quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận