Thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời (Led) như thế nào?

Đèn năng lượng mặt trời ngày càng được quan tâm sử dụng bởi tính năng thân thiện với môi trường của nó. Vậy thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời thực hiện như thế nào? Quý khách hàng đang quan tâm đến lĩnh vực nhập khẩu trên vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để biết thêm thông tin chi tiết thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời. 

thu-tuc-nhap-khau-den-nang-luong-mat-troiThủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời 

1. Chính sách nhập khẩu đèn năng lượng

Mặt hàng đèn năng lượng mặt trời (LED solar light) mới 100% không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện, do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhập khẩu như những hàng hoá thông thường.

Đồng thời, đèn năng lượng mặt trời cũng không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép nên doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bình thường.

Mã HS code đèn năng lượng mặt trời tham khảo 94055090. Thuế nhập khẩu ưu đãi 5%, nếu nhập khẩu từ Trung Quốc có form E thuế nhập khẩu 0%.
Hàng chịu thuế VAT 10%.

nhap-khau-den-nang-luong-mat-troiNhập khẩu đèn năng lượng mặt trời 

2. Hồ sơ nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời

Để nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời, doanh nghiệp nhập khẩu chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) như sau: 

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Bill of Lading/Air waybill
  • C/O nếu có
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhập khẩu không chỉ giúp doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành thủ tục nhập khẩu trơn chu mà còn hạn chế tối đa chi phí lưu kho bãi không cần thiết. 

den-nang-luong-mat-troiThủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời

3. Thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời

Đối với mặt hàng đèn năng lượng mặt trời, để nhập khẩu doanh nghiệp tiến hành theo những bước sau: 

Bước 1: Tiếp nhận thông tin nhập khẩu. Khi nhận được yêu cầu thông qua hàng hóa từ nhà xuất nhập khẩu thì nhân viên chúng tôi sẽ yêu cầu nhà xuất nhập khẩu cung cấp các thông tin và những chứng từ cần thiết. 

Bước 2: Mở tờ khai hải quan. Doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hải quan và nộp hồ sơ nhập khẩu tại chi cục hải quan nơi hàng h

Bước 3. Thông quan hàng hóa

Sau khi có kết quả phân luồng chúng tôi sẽ tiến hành thông quan hàng hóa để thông quan hàng hóa được thì chúng tôi sẽ thông báo đến nhà xuất nhập khẩu đóng thuế chờ tờ khai đã truyền, khi có thông báo thuế đã vào thì mới tiến hành thông quan hàng hóa. Việc thông quan hàng hóa sẽ tiến hành tùy thuộc vào kết quả phân luồng khi mở tờ khai.

Đối với luồng xanh(1): Nếu có hiển thị là luồng xanh thì chỉ cần cầm tờ khai để đi thanh lý.

Đối với luồng vàng(2): Nhân viên giao nhận sẽ cầm nguyên bộ hồ sơ (Tờ khai và các chứng từ đã nêu ở B1) xuống gặp hải quan đăng ký để làm thủ tục. Hải quan đăng ký có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ không hợp lệ sẽ trả lại và yêu cầu bổ sung thêm chứng từ hoặc tờ khai truyền sai sẽ được yêu cầu truyền bổ sung, sau khi bổ sung chứng từ đầy đủ thì tiếp tục làm việc với hải quan đăng ký để thông quan hàng. Nếu không còn gì nghi vấn hải quan đăng ký sẽ tiến hành nhập thông tin lên hệ thống và tiến hành thông quan hàng hóa. Còn nều vẫn còn nghi vấn hải quan đăng ký sẽ yêu cầu chuyển luồng đỏ (3), đưa hồ sơ lên lãnh đạo vào chuyển hồ sơ sang bộ phận kiểm hóa.

Đối với luồng đỏ (3): Khi tờ khai là luồng đỏ, hoặc là bị chuyển kiểm như đã nêu ở trên, thì nhân viên giao nhận sẽ tiến hàng kiểm tra trên hệ thống điện tự của hải quan để biết được thông tin chuyển kiểm của tờ khai (tên cán bộ kiểm hóa, số điện thoại, các thông tin khác…). Nhân viên giao nhận sẽ sắp xếp với cán bộ kiểm hóa để tiến hành kiểm hóa. Sau khi kiểm hóa xong nếu hàng đúng như đã khai báo và không có gì nghi vấn thì cán bộ kiểm hóa sẽ nhập tờ khai lên hệ thống và tiến hành thông quan hàng. Nếu kiểm tra thấy hàng không đúng như đã khai thì cán bộ hải quan sẽ trình lên lãnh đạo để xin ý kiến giải quyết, đối với trường hợp này thì sẽ xử lý theo từng lô hàng cụ thể và cách xử lý cũng khác nhau.

4. Câu hỏi liên quan đến nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời

HS code đèn năng lượng mặt trời và chính sách nhập khẩu?

Mã HS code đèn năng lượng mặt trời tham khảo 94055090. Thuế nhập khẩu ưu đãi 5%, nếu nhập khẩu từ Trung Quốc có form E thuế nhập khẩu 0%.
Hàng chịu thuế VAT 10%.

Đèn năng lượng mặt trời có thuộc danh mục xin nhập khẩu đặt biệt không?

Mặt hàng đèn năng lượng mặt trời (LED solar light) mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép nên doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bình thường.

Thuế khi nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời là bao nhiêu?

Đối với đèn LED năng lượng, thuế nhập khẩu được tính dựa theo mã HS mà sản phẩm được áp. Thông thường, tấm pin năng lượng mặt trời có thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%, thuế VAT 10%. Chính sách được áp dụng tại nhiều nước ký hiệp định ưu đãi nhập khẩu với Việt Nam.

Công bố hợp quy cho đèn LED mặt trời

Theo quyết định mới nhất của Bộ Công thương, các mặt hàng nhập khẩu đèn LED năng lượng mặt trời phải đăng ký tham gia chương trình công bố hợp quy. Công bố các thông số, tính năng, các thông tin kỹ thuật trên nhãn.

Trên đây là thủ tục nhập khẩu đèn năng lượng mặt trời vào Việt Nam. Nếu quý khác hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về thủ tục nhập khẩu vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (815 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo