Decal ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Vậy thủ tục nhập khẩu decal như thế nào? Để tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục này, quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để giải đáp thắc mắc trên.
1. Decal là gì?
Decal hay còn gọi là đề can hoặc Decan…cho dù được gọi như thế nào đi chăng nữa thì chúng được hiểu cơ bản đó là một loại nhãn có khả năng tự dính bởi một lớp keo đã có sẵn ở một mặt sau nó và được bảo vệ bởi một lớp giấy bên ngoài. Không giống như những loại dán nhãn khác thì decal sử dụng một lớp keo dính đã được làm ướt và sau đó được làm khô. Để chỉ cần bỏ lớp giấy bao bọc bên ngoài ra là các bạn có thể sử dụng giấy decal để dán lên bề mặt của một vật nào đó nhất định.
Có thể nói trên thị trường hiện nay có đa dạng rất nhiều những loại decal khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản người ta lựa chọn hai loại decal phổ biến nhất đó chính là decal nhựa PVC và Decal giấy.
-
Đây là loại decal mà trong đó chúng sử dụng chất liệu bằng nhựa PVC đảm bảo chất lượng cao để làm nên Decal.
Sản phẩm này luôn đảm bảo sự bền bỉ lâu dài và có khả năng chịu được những tác động của môi trường bên ngoài tự nhiên như nắng, mưa gió bão…
-
Đây là loại decal sử dụng vật liệu giấy ở trên lớp mặt. Loại decal này không được bền như decal nhựa do đó chúng chỉ được ứng dụng ở những môi trường ít chịu sự tác động khắc nghiệt. Điển hình như được dùng để dán lên bao bì hay tem nhãn mác khác…
2. Thủ tục nhập khẩu decal
Mặt hàng decal không thuộc diện cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ nên công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường khác.
Thủ tục nhập khẩu decal hiện nay
Thủ tục hải quan thực hiện theo Thông tư 39/2018/TT-BTC. Để hoạt động nhập khẩu diễn ra trôi chảy, tránh những chi phí phát sinh lưu trữ kho bãi, quý doanh nghiệp nên chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hải quan theo đúng quy định. Để nhập khẩu decal quý doanh nghiệp có thể tham khảo bộ hồ sơ sau:
- Tờ khai hải quan
- Vận đơn (Bill of lading)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Hợp đồng thương mại (Sale contract)
- Chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) nếu có
- Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
Trên đây là một vài thông tin về thủ tục nhập khẩu decal vào Việt Nam, hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận