Thủ tục nhập khẩu dây cap điện mới nhất (Cập nhật 2024)

Hiện nay, lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá, thiết bị tại Việt Nam đang ngày một gia tăng và phát triển. Trong đó, dây cáp điện là một trong những hàng hóa, thiết bị được nhập khẩu nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, do những tính chất phức tạp, đa dạng chủng loại nên việc nhập khẩu dây cáp điện cần có cơ chế kiểm soát nhất định. Vậy thủ tục nhập khẩu dây cáp điện hiện nay được quy định như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết này, Luật ACC sẽ tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu dây cáp điện.

1. Điều kiện nhập khẩu dây cáp điện

Dây cáp điện là một trong những loại thiết bị điện và điện tử. Theo đó, theo khoản 1.3.1 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử (QCVN 4: 2009/BKHCN)  ban hành theo Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN thì: “Thiết bị điện và điện tử là các thiết bị được nối trực tiếp hoặc qua ổ cắm đến nguồn điện hạ áp, sử dụng trong gia đình, trong thương mại và ở những nơi có mục đích sử dụng tương tự (không bao gồm các thiết bị y tế và các thiết bị viễn thông)”. Theo đó, dây và cáp điện là một trong những thiết bị điện và điện tử trong Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật phải đảm bảo phù hộ với các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng. Vậy đối với dây cáp điện nhập khẩu thì phải tuân theo những điều kiện gì?

Theo Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN được ban hành theo Thông tư số 21/TT-BKHCN thì điều kiện nhập khẩu dây cáp điện gồm những trường hợp sau:

- Đối với sản phẩm dây và cáp điện có điện áp từ 50V trở lên thì doanh nghiệp nhập khẩu dây và cáp điện phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm dây và cáp điện theo những tiêu chí:  Điện trở một chiều của ruột dẫn; Chiều dày vỏ bọc và chiều dày cách điện; Điện trở cách điện; Độ bền điện áp; Thử kéo trước và sau lão hóa của cách điện và vỏ bọc. Đối với dây cáp điện không có vỏ bọc và/hoặc cách điện, không áp dụng các chỉ tiêu cho vỏ bọc và/hoặc cách điện. Đồng thời, việc ghi nhãn trên dây và cáp điện phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Phải nêu xuất xứ và dấu hiệu nhận biết dây và cáp bao gồm cấp điện áp, vật liệu ruột dẫn và cách điện, tiết diện và ký hiệu mã/chủng loại;

+ Nội dung ghi nhãn phải không dễ tẩy xóa, rõ ràng và dễ phân biệt;

+ Khoảng cách giữa các điểm bắt đầu của lần ghi nhãn này đến điểm bắt đầu của lần ghi nhãn tiếp theo phải theo quy định của tiêu chuẩn công bố. Nếu tiêu chuẩn không quy định, khoảng cách này không được lớn hơn 1 000 mm, hoặc khoảng cách giữa điểm kết thúc của một lần ghi nhãn hoàn chỉnh và điểm bắt đầu của lần ghi nhãn tiếp theo không vượt quá 550 mm.

- Đối với sản phẩm dây và cáp điện có điện áp dưới 50V thì doanh nghiệp nhập khẩu dây và cáp điện có điện áp dưới 50V phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm dây và cáp điện. Ghi nhãn trên dây và cáp điện phải ghi rõ cấp điện áp tương ứng.

Bên cạnh đó, đối với dây cáp điện nhập khẩu thì phải được đánh giá, chứng nhận hợp quy. Sau khi được chứng nhận hợp quy, Doanh nghiệp nhập khẩu dây cáp điện sẽ tiến hành thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng cơ quan có thẩm quyền (thủ tục nhập nhẩu dây cáp điện). Vậy thủ tục nhập khẩu dây cáp điện được thực hiện như thế nào?

2. Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện

Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện được thực hiện qua những bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp nhập khẩu dây cáp điện chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP;

- Bản sao Hợp đồng, Danh mục dây cáp điện (nếu có); 

- Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn, hóa đơn, tờ khai dây cáp điện nhập khẩu (nếu có); 

- Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu (giấy chứng nhận chất lượng, kết quả thử nghiệm) (nếu có); 

- Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có), ảnh hoặc bản mô tả dây cáp điện có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn dây cáp điện và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); 

- Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có).

  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

  • Bước 3: Cơ quan kiểm tra xác nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng dây cáp điện và thực hiện thông quan bình chữa cháy

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xác nhận người nhập khẩu đã đăng ký kiểm tra chất lượng dây cáp điện nhập khẩu trên bản đăng ký của người nhập khẩu. Người nhập khẩu nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan kiểm tra cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày thông quan hàng hóa, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan kiểm tra kết quả tự đánh giá sự phù hợp theo quy định. Người nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tự đánh giá sự phù hợp và bảo đảm dây cáp điện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trường hợp dây cáp điện không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng, người nhập khẩu phải kịp thời báo cáo cơ quan kiểm tra, đồng thời tổ chức việc xử lý, thu hồi dây cáp điện theo quy định của pháp luật.

4. Dịch vụ tư thủ tục nhập khẩu dây cáp điện trọn gói tại Luật ACC

4.1. Dịch vụ tư vấn thủ tục nhập khẩu dây cáp điện tại Luật ACC có lợi ích gì?

Chúng tôi tư vấn thủ tục nhập khẩu dây cáp điện mang lại cho khách hàng lợi ích sau:

  • Luôn đi đầu trong hoạt động tư vấn nhập khẩu, Công ty Luật ACC là đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng có thể đặt niềm tin.
  • Cùng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý cao cấp, chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng đồng thời vẫn tuân thủ quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục nhập khẩu dây cáp điện.
  • Khi khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi, dựa trên sự am hiểu pháp luật, ACC đảm bảo tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
  • Tư vấn về thủ tục nhập khẩu dây cáp điện của Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và đặc biệt về độ bảo mật thông tin chúng tôi sẽ bảo mật trong mọi trường hợp xấu nhất xảy ra
  • Đặc biệt để không mất nhiều thời gian của khách hàng, tư vấn thủ tục nhập khẩu dây cáp điện nói riêng và tư vấn xin giấy phép nhập khẩu nói chung của Công ty Luật ACC luôn nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả cao.
  • Bên cạnh đó, chúng tôi luôn đưa ra một mức chi phí hợp lý phù hợp với vấn đề khách hàng đưa ra.
  • Ngoài ra, đối với những khách hàng nước ngoài gặp rào cản về ngôn ngữ, chúng tôi có thể hỗ trợ tối đa.

4.2. Khách hàng cần cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục nhập khẩu dây cáp điện tại Luật ACC?

Bạn có thể gặp trực tiếp tại văn phòng Luật ACC để tư vấn về thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, bên cạnh đó, chúng tôi còn hỗ trợ một số hình thức tư vấn trực tuyến khác như: Tư vấn qua tin nhắn; Tư vấn qua facebook; Tư vấn qua zalo; Tư vấn qua email. 

Sau khi tư vấn các trình tự, thủ tục nhập khẩu dây cáp điện, nếu có nhu cầu, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu liên quan cần có trong hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu dây cáp điện và nộp tại cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, xem xét, kiểm duyệt, thẩm định, nếu hồ sơ hợp lệ, chúng tôi sẽ thực việc việc nhận giấy phép nhập khẩu dây cáp điện và gửi đến bạn.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Các loại dây cáp điện nào phải kiểm tra chuyên ngành?

Căn cứ Thông tư 22/2011/TT-BKHCN: Dây điện bọc nhự PVC có điện áp định danh từ 450/750V trở xuống sẽ phải kiểm tra chất lượng theo Bộ KHCN yêu cầu nếu muốn nhập khẩu về Việt Nam.
Thông tư 27/2012/TT-BKHCN đã nói rõ dây điện bọc nhựa PVC có điện áp bọc nhựa PVC có điện áp định danh từ 450/750V trở xuống sẽ phải kiểm tra chất lượng khi:
"Dây điện nhập khẩu là hàng hoá ngoại giao, hàng triển lãm hội chợ, quà biếu, quà tặng, hành lý cá nhân, các thiết bị phục vụ dự án về quốc phòng an ninh,..."

5.2 Dây cáp điện có mã HS là bao nhiêu?

8544: Mã HS code đối với dây điện, cáp điện, kể cả cáp đồng trục có cách điện. Ngoài ra, đây còn là mã HS đối với cáp sợi quang, làm bằng các bó sợ đơn có vỏ bọc từng sợi, các loại cáp đã hoặc chưa gắn đầu nối.
85442021: Mã HS code đối với cáp cách điện chưa được nhà sản xuất gắn đầu nối. Thường những loại cáp này sẽ được sử dụng cho điện áp từ 66kV trở xuống. Bên cạnh đó, đây là mã HS đối với cáp điện có cách điện bằng plastic hoặc cao su.

5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện mới nhất không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện mới nhất uy tín, trọn gói cho khách hàng.

5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Thủ tục nhập khẩu dây cáp điện mới nhất của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu dây cáp điện. Nếu có thắc mắc gì về tư vấn thủ tục nhập khẩu dây cáp điện hay những vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi như sau: Hotline: 1900.3330 hoặc Zalo: 084.696.7979 hoặc Email: [email protected]. Công ty Luật ACC rất hân hạnh được hỗ trợ quý khách hàng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo