Hiện nay cá chép koi (Cyprinus carpio) gọi tắt là cá koi là một loại cá chép thường đã được thuần hóa, lai tạo để nuôi làm cảnh trong những hồ nhỏ, được nuôi phổ biến tại Nhật Bản và rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Sau đây, ACC xin chia sẻ quy trình thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu cá koi (sau đây gọi tắt là thủ tục nhập khẩu cá koi) giống về Việt Nam qua bài viết Thủ tục nhập khẩu cá koi mới nhất (Cập nhật 2021).
1. Cá koi là gì trong thủ tục nhập khẩu cá koi về Việt Nam
Trước khi đi vào thủ tục nhập khẩu cá koi về Việt Nam, cùng người viết tìm hiểu cá koi là loại cá gì nhé!
Cá koi hay còn được gọi là cá chép Nhật thuộc họ cá chép và có quan hệ họ hàng gần với cá chép vàng. Nguồn gốc ban đầu của cá koi là từ Trung Hoa. Nhưng nhờ sự lai tạo và phát triển của Nhật vào thế kỉ 20 nên cá mới có nhiều màu sắc rực rỡ như ngày nay.
Cá koi được xem là biểu tượng của may mắn, tình yêu, sự thành công, thịnh vượng nên rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Hiện nay có 24 loại giống cá koi được ghi nhận, mỗi loại đều có màu sắc, đặc điểm nhận dạng khác nhau.
2. Văn bản pháp lý quy định thủ tục nhập khẩu cá koi
Khi nhập khẩu cá koi về Việt Nam, doanh nghiệp cần tham khảo những văn bản pháp lý quy định về thủ tục nhập khẩu cá coi.
Trước hết là Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT về Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Do mặt hàng cá cảnh thuộc đối tượng hàng hóa phải kiểm dịch thủ sản theo quy định tại Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Hiện tại một phần nội dung của Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT nên Quý bạn đọc cần chú ý.
Tiếp theo là các quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Và trong văn bản nay, một số nội dung đã được Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Trên đây là một số văn bản pháp lý để Quý bạn đọc chú ý khi tham khảo các quy định liên quan đến thủ tục nhập khẩu cá koi và các bạn cần chú ý những vấn đề bị sửa đổi, bổ sung.
3. Hướng dẫn quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu cá koi
Sau đây, người viết sẽ cung cấp, hướng dẫn quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu cá koi hiện nay cho người đọc tham khảo:
- Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu cá Koi giống về Việt Nam
Đầu tiên cần làm thủ tục xin giấy phép nhập khẩu của Tổng cục thủy sản và Cục Thú y, nên tiến hành xin giấy phép nhập khẩu trước khi hàng về để tránh tình trạng thiệt hại toàn bộ hàng.
Bước 2: Kiểm tra hồ có đạt chỉ tiêu để nuôi cá không
Cơ quan kiểm dịch sẽ cử người xuống kiểm tra hồ trước và báo cáo tình hình hồ chứa với Tổng cục Thủy sản và Cục Thú y. Sau khi có kết quả điều tra về chất lượng hồ nuôi cá koi, Cục Thú y sẽ ra văn bản đồng ý cho nhập khẩu cá giống.
Bước 3: Tiến hành nhập khẩu cá koi giống và kiểm dịch thủy sản
Doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm dịch thủy sản tươi sống, bộ hồ sơ tiến hành làm hải quan bao gồm:
+ Tờ khai phân luồng
+ Đơn đăng ký kiểm dịch
+ Giấy phép nhập khẩu cá koi về Việt Nam
+ Bill (vận đơn)
+ Invoice, Packing list
+ Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nếu có
Khi lấy hàng trong kho ra, cơ quan kiểm dịch sẽ kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế cá koi tại kho, nếu khớp thông tin sẽ cấp giấy chứng nhận đi đường để đem cá về bảo quản .
Bước 3: Làm thủ tục thông quan lô hàng cá koi
Sau 2-3 ngày, cán bộ kiểm dịch sẽ xuống cơ sở kiểm tra thực tế, nếu cá koi phát triển bình thường, khỏe mạnh, không bị chết thì sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
Sau khi có giấy chứng nhận kiểm dịch, doanh nghiệp nhập khẩu nộp lại cho phía hải quan để tiến hành thủ tục thông quan lô hàng.
Doanh nghiệp nhập khẩu cá koi có thể tự làm các thủ tục nhập khẩu cho lô hàng của mình hoặc thuê một dịch vụ làm khai báo thủ tục hải quan nhập khẩu cá koi về Việt Nam do ACC cung cấp để tránh rủi ro phát sinh trong quá trình nhập khẩu.
Trên đây là thủ tục nhập khẩu cá koi về Việt Nam, hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc hiểu được về thủ tục này. Nếu bạn không thể tự mình thực hiện thủ tục nhập khẩu cá koi về Việt Nam, bạn có thể tham khảo dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu cá koi của ACC.
Dịch vụ khai báo thủ tục nhập khẩu ca koi tại ACC
Công ty Luật ACC là đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến thủ tục nhập khẩu cá koi trên toàn quốc. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, vững chắc về kiến thức chuyên môn cùng sự tận tâm, nhiệt thành cam kết đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ pháp lý tốt nhất.
Hiện nay, Quý khách đang có nhu cầu nhập khẩu cá koi về Việt Nam nhưng không có thời gian để tìm hiểu cũng như chưa nắm rõ được thủ tục nhập khẩu cá koi về Việt Nam. Có quá nhiều vấn đề khiến bạn không thể tự mình làm thủ tục nhập khẩu cá koi này.
Hãy đến với ACC, với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ khai báo hải quan về thủ tục nhập khẩu cá koi cam kết mang tới chất lượng dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng hoàn thành thủ tục để giúp quý khách thuận lợi trong quá trình hoạt động.
Trên đây là nội dung bài viết thủ tục nhập khẩu cá koi mới nhất. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ này vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn hoặc làm thủ tục nhập khẩu cá koi một cách nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận