Thủ tục nhập khẩu bột mì [Cập nhập 2024]

Bột mì là một trong những mặt hàng thực phẩm thiết yếu hiện nay. Thủ tục nhập khẩu bột mì không chỉ đáp ứng các điều kiện về xuất nhập khẩu mà còn phải đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước ta. Nhằm cung cấp  kiến thức pháp lý về nhập khẩu bột mì cho bạn đọc, bài viết dưới đây ACC hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu bột mì theo quy định hiện hành [cập nhập mới nhất 2023]

nhap-khau-bot-mi

1. Bột mì là gì? 

Bột mì là một thực phẩm khá quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hiện hành. Bột mì được chế biến từ hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc bằng việc xay nghiền, nó thường mịn và có màu trắng (được làm từ lúa mì trắng) hoặc màu ngà ngà đen (được làm từ lúa mì đen). Bột mì được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày với các sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng. Bột mì với tính tiện lợi của nó đã và đang rất được ưa chuộng ở thị trường trong nước. 

2. Mã HS của bột mì trong xuất khẩu là gì?

Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu bột mì, điều cơ bản đầu tiên mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp phải xác định được đó là sản phẩm nhập khẩu của mình có mã HS là gì? 

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2020, bột mì được phân vào nhóm 1101: Bột mì hoặc bột Meslin, và chỉ gồm 2 phân nhóm là:

  • bột mì tăng cường vi chất dinh dưỡng (1101.0011) hoặc 
  • các loại còn lại (1101.0019).

3. Điều kiện thực hiện thủ tục nhập khẩu bột mì

Theo quy định hiện hành, bột mì không phải thuộc những mặt hàng cấp nhập khẩu. Do đó, các cá nhân, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu bột mì mà không vi phạm điều cấm của luật. 

Tuy nhiên, bột mì lại thuộc nhóm thực phẩm trong danh mục tự công bố theo quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Do đó, tiến hành công bố chất lượng bột mì là một trong các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu bột mì về Việt Nam. 

4. Tự công bố sản phẩm khi nhập khẩu bột mì

thu-tuc-nhap-khau-bot-mi

Thủ tục nhập khẩu bột mì

4.1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm khi nhập khẩu bột mì 

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02/02/2018 (thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP) thì hồ sơ thực hiện tự công bố bột mì bao gồm: 

  • Bản tự công bố thực phẩm 

  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm thực phẩm có thời hạn trên 12 tháng cấp tại phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 do Bộ Y tế chỉ định;

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Mẫu sản phẩm, mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm (lưu ý: cần nhập mẫu về trước để làm giám định, vì phải làm giám định xong mới có kết quả kiểm nghiệm sản phẩm để đủ hồ sơ đăng ký tự công bố sản phẩm lưu hành)

4.2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố bột mì

Hiện nay, đối với hoạt động đăng ký tự công bố sản phẩm là bột mì sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương

4.3. Quy trình công bố sản phẩm

Theo nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm. Sản phẩm phải được công bố lên 1 trong các phương tiện sau:

  • Phương tiện thông tin đại chúng
  • Trang thông tin điện tử của mình
  • Niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm

Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân phải đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:

  • Nộp 01 bản cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ ( nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện) 
  • Đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận

Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn.

Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó

Lưu ý: Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó

 5. Thủ tục hải quan nhập khẩu bột mì

Dịch vụ hải quan tại Đà Nẵng

Hải quan là bước cuối cùng khi thực hiện thủ tục nhập khẩu bột mì. Hồ sơ hải quan nhập khẩu bột mì  bao gồm những giấy tờ sau: 

  • Chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng mua bán – Sale contract
  • Hóa đơn thương mại – Commercial invoice
  • Phiếu đóng gói – Packing list
  • Vận đơn – Bill of lading
  • Chứng nhận xuất xứ (nếu có).

Lưu ý: theo thông tư 11/2021/TT-BNNPTNT ban hành bảng mã số HS đối với danh mục hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thì chỉ các hạt lúa mì được nhập khẩu với mục đích làm giống thì mới cần kiểm dịch thực vật. Do đó, so với quy định cũ, bột mì không còn là sản phẩm buộc phải kiểm dịch.

Trên đây là thủ tục nhập khẩu bột mì theo quy định hiện hành [cập nhập năm 2021]. Quý khách hàng có thể tham khảo thêm thủ tục xuất khẩu bột mì tại: https://accgroup.vn/thu-tuc-xuat-khau-bot-mi/ 

    ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (410 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo