Sau khi kết hôn, thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh luật Cư trú 2020 có hiệu lực từ ngày 01/07/2021 có những điểm mới thay đổi so với luật cũ, thì việc hiểu rõ hồ sơ, thủ tục sẽ giúp giảm chi phí và thời gian thực hiện đăng ký đối với người đăng ký. Bài viết dưới đây ACC xin gửi tới quý khách hàng thủ tục nhập khẩu cho vợ theo quy định hiện hành, cập nhập từ ngày 01/7/2021
1. Điều kiện nhập hộ khẩu cho vợ
Điều kiện nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng được căn cứ theo Khoản 2, Điều 20, Luật Cư trú 2020, theo đó: Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong trường hợp vợ về ở với chồng hoặc chồng về ở với vợ.
Như vậy, nhập hộ khẩu cho vợ sẽ thuộc trường hợp vợ về ở với chồng và phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Chủ hộ đó đồng ý cho nhập hộ khẩu;
- Chủ sở hữu căn nhà đồng ý cho nhập hộ khẩu.
2. Hồ sơ đăng ký nhập hộ khẩu cho vợ theo quy định hiện hiện hành
2.1 Hồ sơ nhập hộ khẩu cho vợ bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 21, Luật Cư trú năm 2020, khi tiến hành nhập hộ khẩu cho vợ phải nộp theo các giấy tờ sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Lưu ý: trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được uỷ quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành vien hộ gia đình. Trường hợp thông tin đã được cập nhập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì không cần đến giấy tờ này nữa;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ vợ chồng. Bao gồm ( theo Điều 6, Nghị định 62/2021/NĐ-CP):
+ Giấy chứng nhận kết hôn;
+ Giấy xác nhận tình trang hộ nhân, xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú.
2.2. Nộp hồ sơ nhập hộ khẩu cho vợ ở đâu?
Theo quy định của Luật Cư trú thì người đăng ký thường trú sẽ nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú:
+ Công an cấp xã, phường, thị trấn
+ Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
2.3. Thời gian làm thủ tục
Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 07 ngày cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhập thông tin về nưoi thường trú mới của người đăng ký và Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Thông tin đăng kỹ sẽ được báo đến người đăng ký. Trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2.4. Lệ phí
Thông tư 85 năm 2019 của Bộ Tài Chính quy định tại khoản 1, Điều 3 về lệ phí đăng ký cư trí là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và mức lệ phí này là khác nhau, tuỳ từng quy định của địa phương.
Do đó, lệ phí khi đăng ký nhập hộ khẩu cho vợ sẽ theo quy định của từng địa phương
2.5 Nhập hộ khẩu cho vợ theo nhà chồng có cần thay đổi CMNN/CCCD không?
Hiện nay, nhà nước đang tiến hành thủ tục cấp thẻ CCCD cho toàn bộ người dân thay cho thẻ CMNN cũ, tuy nhiên vẫn có một số lượng lớn công dân chưa tiến hành đổi thẻ CMNN sang căn cước công dân. Do đó, việc thay đổi CMNN/CCCD khi nhập hộ khẩu về nhà chồng có sự khác nhau:
- Nếu là thẻ CMND, người nhập hộ khẩu vào nhà chồng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải đổi CMND. Trường hợp vẫn thuộc trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì không phải tiến hành đổi CMND.
- Đối với thẻ CCCD, theo quy định tại điều 23, Luật căn cước công dân thì việc thay đổi hộ khẩu thường trú không thuộc các trường hợp phải cấp lại thẻ CCCD. Do đó, nếu công dân sử dụng thẻ CCCD thì khi nhập hộ khẩu vào nhà chồng không cần phải tiến hành đổi CCCD.
3. Thủ tục đăng ký nhập hộ khẩu cho vợ theo quy định hiện hành.
thủ tục nhập hộ khẩu cho vợ về nhà chồng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật hiện hành, người đăng ký nhập hộ khẩu cho vợ tiến hành đăng ký theo thủ tục sau đây:
Bước 1: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú
Bước 2: Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, người đăng ký tiến hành bổ sung hồ sơ theo sự hướng dẫn của cơ quan đăng ký;
Bước 3: Cơ quan đăng ký có trách nhiệm thẩm định, cập nhập thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhập thôn tin đăng ký thường trú. Trường hợp từ chối, cơ quan đăng ký có trách nhiệm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Trên đây là thủ tục đăng ký nhập hộ khẩu cho vợ theo nhà chồng. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.
Nội dung bài viết:
Bình luận