Việc nhận con nuôi không còn quá xa lạ đối với xã hội hiện nay. Trong giai đoạn 2011-2020, toàn quốc có 30.500 trẻ em được giải quyết làm con nuôi trong nước và nước ngoài, trong đó, số trẻ em làm con nuôi trong nước là trên 26.600 trẻ, chiếm hơn 87,2%. Có rất nhiều cặp vợ chồng, cá nhân có ý định nhận con nuôi nhưng không rõ các quy định, các vấn đề pháp lý phát sinh ra sao. Nhất là Thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh bao gồm những gì, quy định như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết của ACC dưới đây nhé
thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh
1. Định nghĩa con nuôi là trẻ sơ sinh là gì?
- Có thể hiểu “Con nuôi” là con của người khác nhưng được một người hoặc hai người là vợ chồng nhận làm con và coi như con đẻ. Chỉ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận thì quan hệ giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi mới được xác lập bởi sự kiện nuôi con nuôi. Từ đó hình thành, phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa con nuôi và cha/mẹ nuôi.
- Con nuôi là trẻ sơ sinh được nhận nuôi khi cha mẹ đẻ của trẻ chỉ được phép đồng ý trao con làm con nuôi cho người có nhu cầu khi con đã được sinh ra ít nhất là 15 ngày tuổi.
2. Pháp luật quy định như thế nào ?
Căn cứ pháp lý:
- Luật Nuôi con nuôi năm 2010
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Luật Dân sự năm 2015
- Và các luật liên quan có quy định cụ thể các điều kiện nhận nuôi con hợp pháp.
3. Điều kiện nhận con nuôi là trẻ sơ sinh cần lưu ý:
3.1 Điều kiện của người được nhận làm con nuôi
Không có quá nhiều điều kiện ràng buộc đối với người nhận nuôi là trẻ sơ sinh, trong đó chỉ được nhận nuôi trẻ sau khi sinh ít nhất 15 ngày và có sự đồng ý của cả cha mẹ ruột của trẻ.
3.2 Điều kiện của người nhận nuôi
- Theo quy định Luật nuôi con nuôi 2010, không đặt ra quy định nào về độ tuổi cụ thể của người muốn nhận con nuôi. Quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể các điều kiện bao gồm:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
- Ngoài ra, trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng hai điều kiện 2,3.
- Bên cạnh đó các bạn cũng có thể tham khảo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi về quy định cá nhân không được nhận con nuôi.
Quy định về thủ tục nhận con nuôi ở việt nam là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.
4. Hồ sơ cần chuẩn bị khi nhận con nuôi là trẻ sơ sinh bao gồm?
Điều 17 Luật Nuôi con nuôi hiện hành quy định về Các loại giấy tờ:
Người muốn nhận con nuôi cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao các giấy tờ chứng minh thân thế: CMND/CCCD/hộ chiếu. Trong trường hợp không có một trong các giấy tờ này thì người muốn nhận nuôi con nuôi phải nộp được giấy tờ khác có giá trị tương đương để chứng minh.
- Bản lý lịch tư pháp.
- Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân
- Kết quả khám sức khỏe có đóng dấu của cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên.
- Cuối cùng là cần phải có giấy kê khai rõ hoàn cảnh của bản thân và gia đình. Đồng thời cũng nêu rõ công việc hiện tại, nơi ở hiện nay. Bản kê khai này phải có xác thực của UBND cấp xã nơi của người muốn nhận nuôi con nuôi thường trú.
Người làm con nuôi cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:
- Giấy khai sinh của trẻ.
- Kết quả khám sức khỏe cho trẻ từ tuyến huyện trở lên
- 2 ảnh chụp của trẻ, trong đó có một ảnh toàn thân và một ảnh trực diện. Hai ảnh này đều chụp không quá 06 tháng tính từ ngày chụp đến ngày làm hồ sơ.
- Giấy chứng nhận, xác thực tình trạng của trẻ trước khi được nhận nuôi là trẻ sơ sinh bị bỏ rơi
5. Hướng dẫn thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh năm 2022
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
- Cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ như đã nêu trên.
- Người nhận con nuôi phải nộp 02 bộ hồ sơ của mình và của người được nhận nuôi đến UBND cấp xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú/ nơi người nhận con nuôi thường trú theo quy định.
Bước 2: Chờ Ủy ban nhân dân cấp xã xử lý hồ sơ
Trong vòng 30 ngày Ủy ban nhân dân sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ cũng như bắt đầu tiến hành lấy ý kiến của những người có liên quan.
Lưu ý: Việc lấy ý kiến này phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
Bước 3: Hoàn thành việc nhận nuôi con nuôi
Sau khi đã kiểm tra hồ sơ của người có mong muốn nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi đã đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ đưa ra kết luận
- Trong trường hợp không đủ điều kiện thì thủ tục đó sẽ không được Ủy ban thông qua. Sau đó, người có mong muốn nhận con nuôi sẽ nhận được văn bản trả lời cùng với lý do từ chối của Ủy ban nhân dân.
- Còn trong trường hợp, hồ sơ đã đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thông báo cho người có mong muốn nhận con nuôi đến để đăng ký nuôi con nuôi đồng thời cấp giấy chứng nhận nuôi con nuôi. Trong vòng 20 ngày kể từ ngày đăng ký, người nhận con nuôi trẻ sơ sinh sẽ được giao nhận con và ghi vào sổ hộ tịch.
6. Lệ phí
Căn cứ Điều 6 Nghị định 114/2016/ND-CP nêu rõ mức lệ phí nhận con nuôi: Đối với trường hợp con nuôi là trẻ sơ sinh, người nhận nuôi là công dân Việt Nam đang thường trú trong nước mức thu lệ phí khi đăng ký nhận con nuôi là 400.000 đồng/trường hợp.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về “ Hướng dẫn thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh” đầy đủ và chi tiết nhất. Trong quá trình tìm hiểu nếu quý khách còn thắc mắc hay quan tâm đến vấn đề pháp lýý liên quan vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Hi vọng với những kiến thức về pháp lý và những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xin chân thành cảm ơn.
Gmail: [email protected]
Webside: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận