Có thể thấy rằng, việc nhận nuôi con nuôi theo quy pháp luật hay xuất phát từ thực tiễn đều là việc bắt nguồn từ mục đích cao cả vì lợi ích của trẻ em, người được nhận nuôi. Vậy thì trong những trường hợp đặc biệt, để bảo vệ quyền lợi của trẻ em thì pháp luật có cho phép được nhận cháu ruột làm con nuôi. Vậy việc thực hiện thủ tục nhận cháu ruột làm con nuôi diễn ra như thế nào? Có khó không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Mục đích của việc nhận nuôi con nuôi
Theo quy định tại Điều 2 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì “Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.”
Có thể hiểu quy định trên rằng việc nhận cháu ruột làm con nuôi là xác lập một mối quan hệ mới giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi, đó là mối quan hệ cha, mẹ và con. Đây là mối quan hệ đặc biệt, hết sức thiêng liêng và có ý nghĩa đối với người được nhận nuôi.
2. Điều kiện để nhận cháu ruột làm con nuôi?
Để trả lời được câu hỏi trên thì ta cần xét các trường hợp cụ thể theo quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 về điều kiện cần và đủ để xác lập mối quan hệ trên:
2.1 Đối với người được nhận nuôi
- Người được nhận nuôi phải đáp ứng các điều kiện để được nhận làm con nuôi
Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định người được nhận làm con nuôi phải thuộc các trường hợp sau:
- Trẻ em dưới 16 tuổi.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
- Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ.
- Trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó. Nếu trẻ em đó không đồng ý thì sẽ không được nhận nuôi.
- Lưu ý: Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.
2.2 Đối với người nhận nuôi con nuôi
- Đáp ứng các điều kiện đối với người nhận con nuôi
Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
Tuy nhiên, trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì chỉ cần đáp ứng hai điều kiện: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tư cách đạo đức tốt là được.
- Không thuộc các trường hợp không được nhận con nuôi
Khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định các trường hợp sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
- Không thuộc các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 13 Luật nuôi con nuôi năm 2010 dưới đây:
+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
+ Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
+ Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
+ Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
+ Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc - dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
+ Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
+ Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Từ đó, có thể kết luận rằng, việc nhận con nuôi là cháu ruột là hoàn toàn có thể nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà Công ty Luật ACC đã trình bày. Sau khi xem xét các điều kiện thì các chủ thể có liên quan cần thực hiện thủ tục nhận cháu ruột làm con nuôi để mối quan hệ này được pháp luật công nhận.
3. Trình tự, thủ tục nhận cháu ruột làm con nuôi
Việc thực hiện các thủ tục nhận cháu ruột làm con nuôi là hoàn toàn đơn giản và dễ thực hiện nếu làm theo các bước hướng dẫn dưới đây của Công ty luật ACC:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Hồ sơ của người nhận con nuôi
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.
- Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi
Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hồ sơ của người được nhận làm con nuôi tại gia định; cơ sở nuôi dưỡng lập hồ sơ của trẻ em được nhận nuôi tại cơ sở nuôi dưỡng, bộ hồ sơ gồm:
- Giấy khai sinh (trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi)
Tham khảo Bài viết Thủ tục làm giấy khai sinh khi nhận con nuôi [Chi tiết 2022]
- Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
- Một trong các loại giấy tờ sau:
- Đối với trẻ em mồ côi: Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết;
- Đối với người được nhận nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích: Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích;
- Đối với người được nhận nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự: Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được nhận làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 30 ngày.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận nuôi con nuôi
Tóm tắt quy trình UBND xã giải quyết hồ sơ nhận nuôi con nuôi
Trên đây là toàn bộ những giải đáp của chúng tôi về vấn đề Thủ tục nhận cháu ruột làm con nuôi. Trong quá trình cần tìm hiểu và áp dụng các quy định của Luật nuôi con nuôi, nếu như quý khách hàng còn có thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 0846967979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận