Mua Bán Công Ty Xây Dựng - Công Ty Mua Bán Vật Liệu Xây Dựng (Thủ Tục, Điều Kiện 2023)

Khi tham gia một dự án, tham gia đấu thầu, một công ty xây dựng có kinh nghiệm thông thường được ưu tiên lựa chọn. Do đó, mua lại một công ty xây dựng là lựa chọn tương đối khả thi cho những doanh nhân mới bước chân vào lĩnh vực này.

Mua bán công ty xây dựng là hoạt động mua bán toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp xây dựng cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp mua lại toàn bộ: Thừa kế toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có.

Thủ tục bán công ty xây dựng

Các loại hình công ty xây dựng: công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ doanh nghiệp tư nhân mới được quyền bán công ty. Đối với các loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần hay công ty TNHH, việc bán này được thể hiện dưới dạng chuyển nhượng cổ phần (đối với công ty cổ phần) hoặc chuyển nhượng phần vốn góp (đối với công ty TNHH).

mua-ban-cong-ty-xay-dung-1-1024x484

1. Cách thức thực hiện

Bước 1

Công ty gửi Hồ sơ đăng ký thay đổi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký;

Bước 2

  • Khi nhận Hồ sơ đăng ký thay đổi của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ 
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo cho doanh nghiệp sửa hồ sơ theo quy định
  • Lưu ý: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký đổi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi;

Bước 3

Sau thời hạn 3-5 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp nhận kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

2. Đối với công ty TNHH một thành viên

Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;
  • Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người nhận chuyển nhượng trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức;
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền, bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền;
  • Bản sao hợp lệ Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty;
  • Hợp đồng chuyển nhượng vốn hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng vốn;
  • Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

3. Đối với chuyển nhượng công ty TNHH hai thành viên trở lên

Tương tự như công ty TNHH một thành viên, việc bán công ty TNHH hai thành viên trở lên được tiến hành thông qua việc chuyển nhượng vốn góp của các thành viên trong công ty.

Lưu ý:

  • Thực hiện việc chào bán phần vốn cho các thành viên còn lại trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng điều kiện như nhau;
  • Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại không mua hoặc hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán mà các thành viên còn lại không mua hết.

4. Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Hồ sơ gồm: 

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Danh sách thông tin của các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi;
  • Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
  • Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế; Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.

5. Một số lưu ý khi mua bán công ty xây dựng

Lợi ích khi mua bán công ty xây dựng

  • Xây dựng luôn là một ngành nghề “hot” trong xã hội, đầu tư vào lĩnh vực xây dựng tuy thời gian hoàn thiện sản phẩm dài song kết quả mang lại giá trị kinh tế khá cao khi hoàn thành. Như vậy, việc mua lại một công ty xây dựng là một khoản đầu tư có lời, với giá trị cao.
  • Giảm thiểu chi phí: Mua lại công ty xây dựng thông thường bao gồm toàn bộ các tài sản, trang thiết bị, máy móc của doanh nghiệp, như vậy, khi mua công ty xây dựng, chủ doanh nghiệp mới có thể tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối lớn, thay vì phải mua mới những sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng.
  • Đã có thương hiệu: Hầu hết các ngành nghề, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, thương hiệu và kinh nghiệm, hồ sơ năng lực của công ty xây dựng là điều vô cùng quan trọng. Khi tham gia đấu thầu các dự án mới, chủ đầu tư sẽ ưu tiên lựa chọn những nhà thầu dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo dự án được thực hiện tốt và nhanh nhất. Do đó, mua công ty xây dựng là lựa chọn phù hợp.

Đối tượng nên mua công ty xây dựng

Như đã nói ở trên, kinh nghiệm và năng lực xây dựng là những yếu tố quan trọng, do vậy, những cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia vào lĩnh vực xây dựng nên cân nhắc lựa chọn hình thức này.

Rủi ro

Khi mua công ty xây dựng, mặc dù có sự thay đổi về chủ doanh nghiệp, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn sẽ giữ nguyên các quyền, nghĩa vụ với cơ quan Nhà nước. Cá nhân, tổ chức khi xem xét mua công ty xây dựng cần lưu ý công ty đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ hay chưa, đặc biệt chú trọng các nghĩa vụ thuế.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (520 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo