Thủ Tục Mở Phòng Khám Xương Khớp Hải Phòng (Thủ Tục 2024)

Một phòng khám chuyên khoa phải đảm bảo các điều kiện về nhân sự có trình độ chuyên môn, có cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phù hợp phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh. Xương khớp là một trong vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm hiện nay. Do đó mà bên cạnh bệnh viện thì các phòng khám về xương khớp mọc ra ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu cao của mọi người. Công ty ACC cung cấp dịch vụ thủ tục mở phòng khám xương khớp tại Hải Phòng với thủ tục cập nhật năm 2023 sẽ giúp quý khách hàng hài lòng.

Thủ Tục Mở Phòng Khám Xương Khớp Hải Phòng (Thủ Tục 2020)
Thủ Tục Mở Phòng Khám Xương Khớp Hải Phòng (Thủ Tục 2023)

Thủ tục mở phòng khám xương khớp Hải Phòng (thủ tục 2023)

1. Cơ sở pháp lý:

  • Thông tư 41/2011/TT-BYT Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  • Luật khám chữa bệnh 2009.
  • Nghị định 87/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
  • Thông tư 03/2013/TT-BTC quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành nghề y; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.

2. Điều kiện mở phòng khám xương khớp:

Không phải trong trường hợp nào thì chủ thể kinh doanh cũng có thể mở phòng khám xương khớp mà phải tuân thủ những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật:

1.Về cơ sở vật chất: cơ sở vật chất tại phòng khám xương khớp phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Đáp ứng điều kiện chung về mở phòng khám.
  • Phải có phòng khám chữa bệnh với diện tích ít nhất là 10m2 và có nơi đón tiếp người bệnh đến khám chữa bệnh.
  • Trường hợp phòng khám xương khớp có khu vực phục hồi chức năng thì phải có thêm buồng phục hồi chức năng, diện tích ít nhất là 10m2.
  • Nếu phòng khám thực hiện các thủ thuật về xương khớp thì phải có phòng thủ thuật có diện tích tối thiểu là 10m2.
  • Nếu phòng khám thực hiện bó bột thì phòng bó bột có diện tích tối thiểu là 10m2.
  • Nếu phòng khám thực hiện vận động trị liệu thì có diện tích tối thiểu 20m2.
  • Nếu phòng khám xương khớp sử dụng các thiết bị bức xạ thì phòng khám phải đáp ứng được các yêu cầu về an toàn bức xạ.
  • Khu vực tiệt trùng của phòng khám phải được bố trí riêng biệt để xử lý các dụng cụ y tế.
  • Phòng khám phải có đủ điện nước và các điều kiện khác để có thể phục vụ hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh.

2.Về thiết bị y tế, phòng khám phải cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, các dụng cụ y tế phù hợp với hoạt động khám chữa xương khớp đã đăng ký.

Có đủ hộp thuốc và hộp cấp cứu theo quy định.

3.Về nguồn nhân sự thì phòng khám phải có người chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Là bác sĩ phải có chứng chỉ hành nghề về hoạt động xương khớp.
  • Có thời gian khám chữa bệnh trên thực tế tối thiểu 54 tháng về hoạt động xương khớp.

Nếu phòng khám xương khớp có mục đích phục hồi chức năng thì người phụ trách phục hồi chức năng phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về hoạt động phục hồi chức năng.

Người chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật và các đối tượng khác nếu tiến hành thực hiện hoạt động khám chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và phân công công việc phù hợp.

4. Các dịch vụ của phòng khám xương khớp:

  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Viêm cột sống dính khớp.
  • Thoái hóa khớp gối, cột sống cổ, cột sống thắt lưng.
  • Đau dây thần kinh tọa – thoát vị đĩa đệm.
  • Viêm quanh khớp vai và các điểm bám gân khác.
  • Loãng xuơng.
  • Gút cấp và mạn tính.
  • Lupus ban đỏ hệ thống.
  • Xơ cứng bì toàn thể, viêm da và cơ.
  • Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA.
  • Xét nghiệm, chụp phim X-Quang, chụp CT-Scaner, chụp cộng hưởng từ.

3. Thủ tục mở phòng khám về xương khớp

Để mở phòng khám về xương khớp thì trước tiên chủ thể mở phòng khám phải tiến hành đăng ký kinh doanh dưới mô hình kinh doanh là hộ kinh doanh cá thể hoặc doanh nghiệp và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận thì phòng khám phải được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực phòng khám xương khớp.

Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động bao gồm:

  • Văn bản đề nghị về việc cấp phép hoạt động trong lĩnh vực phòng khám chữa bệnh xương khớp.
  • Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (bản sao hợp lệ).
  • Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám và danh sách những người hoạt động chuyên môn đối với phòng khám xương khớp.
  • Bản kê khai về các trang thiết bị, cơ sở vật chất và bản mô tả về mô hình nhân sự.
  • Tài liệu chứng minh về phòng khám đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.
  • Văn bản ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ.
  • Một số giấy tờ khác.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động phòng khám xương khớp bao gồm:

  • Bộ trưởng Bộ Y tế cấp phép hoạt động đối với phòng khám thuộc Bộ Y tế và thông báo cho UBND cấp tỉnh trong thời hạn 30 ngày từ ngày cấp phép.
  • Giám đốc Sở Y tế cấp phép hoạt động đối với phòng khám trên địa bàn.
  • Trong thời hạn 90 ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trong lĩnh vực phòng khám xương khớp nếu hồ sơ hợp lệ.
  • Trường hợp không cấp phép hoạt động phải nêu rõ lý do bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Về mức phí, lệ phí trong lĩnh vực y, dược quý khách vui lòng tham khảo biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo thông tư 03/2013/TT - BTC quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành nghề y; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo