Hồ Sơ, Điều Kiện, Quy Định LàmThủ Tục Mở Phòng Khám Xương Khớp Đông Y (Thủ Tục 2024)

Xương khớp là một trong vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm hiện nay. Theo đó, bên cạnh bệnh viện thì các phòng khám về xương khớp xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu cao của mọi người. Thủ tục mở phòng khám tư nhân là thủ tục bắt buộc khi cá nhân hoặc tổ chức muốn thành lập cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập. Vậy để mở phòng khám về xương khớp thì phải đáp ứng được những điều kiện gì và thủ tục mở phòng khám như thế nào? Sau đây ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Thủ tục mở phòng khám xương khớp đông y (Thủ tục 2023).

Thủ Tục Mở Phòng Khám Xương Khớp Đông Y (Thủ Tục 2020)
Thủ Tục Mở Phòng Khám Xương Khớp Đông Y (Thủ Tục 2023)

Thủ tục mở phòng khám xương khớp đông y (Thủ tục 2023)

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009;
  • Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;
  • Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh,chữa bệnh.

2. Điều kiện để mở phòng khám xương khớp đông y

Trang thiết bị Y tế

  • hải có đầy đủ tủ thuốc tại nơi làm việc, các vị thuốc được bảo quản kín đáo tùy theo từng vị thuốc, có nắp và ghi rõ tên thuốc; Có cân thuốc đảm bảo chuẩn cho việc bốc và phân chia thuốc.
  • Có giường châm cứu, xoa bóp bấm huyệt; có dụng cụ đầy đủ để châm cứu, xóa bóp, bấm huyệt.
  • Việc thực hiện xông hơi thuốc: phải có hệ thống tạo hơi thuốc đảm bảo cũng như đạt chuẩn của bộ Y tế.

 Yêu cầu nhân sự của phòng khám y học cổ truyền

  • Người chịu trách nhiệm chính về lĩnh vực chuyên môn của phòng khám Đông y phải là người được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp.
  • Có đủ thời gian hành nghề chuyên môn ít nhất là 54 tháng đối với bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền, 48 tháng đối với y sỹ y học cổ truyền, 36 tháng đối với lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền.
  • Các nhân viên làm việc tại phòng khám Đông y cần phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được phân công. Người bệnh khám chữa bệnh cũng phải phù hợp với khả năng chuyên môn đã được cấp trong chứng chỉ hành nghề.

Yêu cầu về cơ sở vật chất

  • Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
  • Cơ sở khám chữa bệnh cần rộng và thoáng mát, sạch sẽ, tường và nền nhà phải sử dụng bằng những vật liệu dễ dàng vệ sinh tránh vi khuẩn bám tụ. Phòng điều trị cho bệnh nhân ít nhất phải rộng 10m2 và phải có nơi đón tiếp bệnh nhân.
  • Phòng khám chuyên về châm cứu, ấn huyệt phải có phòng hoặc có khu vực riêng để châm cứu, xoa bóp, diện tích giường phải ít nhất 0,5m2/giường.
  • Phóng khám nếu có xông hơi bằng thuốc thì phải có buồng xông hơi với diện tích ít nhất là 0,2m2/buồng xông hơi, buồng kín nhưng phải đủ ánh sáng.
  • Phòng khám bào chế dạng đóng gói sẵn phải được Sở Y tế thẩm định và cho phép lưu hành sản phẩm.

3. Chuẩn bị hồ sơ

  • Văn bản đề nghị về việc cấp phép hoạt động trong lĩnh vực phòng khám chữa bệnh xương khớp.
  • Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương (bản sao hợp lệ).
  • Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám và danh sách những người hoạt động chuyên môn đối với phòng khám xương khớp.
  • Bản kê khai về các trang thiết bị, cơ sở vật chất và bản mô tả về mô hình nhân sự.
  • Tài liệu chứng minh về phòng khám đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.
  • Văn bản ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ.
  • Một số giấy tờ khác.

 4. Quy trình mở phòng khám xương khớp đông y

  • Bước 1: Cơ sở khám và chữa bệnh xin cấp Giấy phép hoạt động nộp hồ sơ tại các Trung tâm giao dịch hành chính của Sở Y tế.
  • Bước 2: Sở Y tế sẽ tiếp nhận và thu phí thẩm định theo đúng quy định rồi gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ tới cho người xin giấy phép
  • Bước 3: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ tại cơ sở xin cấp Giấy phép hoạt động:

Trường hợp nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì được sửa đổi hồ sơ trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có các văn bản thông báo với các cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian để giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập các đoàn thẩm định và cũng tiến hành các thủ tục thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.

Trường hợp không cấp Giấy phép hoạt động, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.

Bước 4: Cơ sở nhận Giấy phép hoạt động tại Trung tâm “ Một cửa ” Sở Y tế, thu lệ phí theo quy định.

5. Cơ quan có thẩm quyền

  • Bộ trưởng Bộ Y tế cấp phép hoạt động đối với phòng khám thuộc Bộ Y tế và thông báo cho UBND cấp tỉnh.
  • Giám đốc Sở Y tế cấp phép hoạt động đối với phòng khám trên địa bàn.

6. Thời hạn giải quyết

Thời gian được cấp giấy phép mở phòng khám tư nhân là 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (751 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo