Thủ Tục Mở Công Ty Sửa Chữa Thiết Bị Phòng Thí Nghiệm 2024

Với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, các phòng thí nghiệm được mở ra và hoạt động ở nhiều lĩnh vực. Nhu cầu về sửa chữa các thiết bị trong phòng thí nghiệm cũng tăng lên. Đáp ứng các nhu cầu đó, nhiều công ty về sửa chữa thiết bị phòng thí nghiệm được thành lập.

Thiết bị phòng thí nghiệm là những thiết bị cần thiết để đựng những dung dịch, đo nhiệt độ, ... cho quá trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm hóa học, sinh học, ... Do tính chất công việc mà các thiết bị này thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học, bởi vậy các thiết bị phải luôn được đảm bảo trong tình trạng tốt và tuyệt đối an toàn. Một số thiết bị phòng thí nghiệm phổ biến như: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, các loại ống đong, ống hút, nhiệt kế, máy đo pH, …

Bởi yêu cầu về tính an toàn cũng như độ bền của các thiết bị trong phòng thí nghiệm mà các thiết bị này phải thường xuyên được kiểm tra và sửa chữa ngay các lỗi dù là nhỏ nhất. Các thiết bị phòng thí nghiệm thường bị các lỗi như: pin bị hỏng, phần cơ khí bị bó chặt, phần điện tử bị lão hóa, các bộ phận, chi tiết bị ăn mòn, bộ phận điều khiển điện tử bị hỏng, ...

Thủ Tục Mở Công Ty Sửa Chữa Thiết Bị Phòng Thí Nghiệm 2020
Thủ Tục Mở Công Ty Sửa Chữa Thiết Bị Phòng Thí Nghiệm 2023

1. Thủ tục mở công ty sửa chữa thiết bị phòng thí nghiệm được thực hiện như thế nào?

Cơ quan có thẩm quyền: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở công ty.

Thủ tục thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới:

  • Người đại diện theo pháp luật dự kiến hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định về đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: www.dangkykinhdoanh.gov.vn.

2. Thành phần hồ sơ bao gồm:

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà tổ chức/ cá nhân lựa chọn đăng ký thành lập doanh nghiệp sửa chữa thiết bị phòng thí nghiệm sẽ có hồ sơ tương ứng. Cụ thể như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT (Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh);
  • Danh sách cổ đông sáng lập theo mẫu quy định tại Phụ lục I-7 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT (Đối với Công ty cổ phần);
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
    • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân/ thành viên/ người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
    • Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
    • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;

(Lưu ý thời hạn bản sao không quá 06 tháng).

  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy tờ cần thiết khác (nếu có).

Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

  • Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo hồ sơ qua mạng điện tử đã hợp lệ và thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho cá nhân/ tổ chức có yêu cầu.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì chuyên viên tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Trả kết quả

Người nộp hồ sơ có thể lựa chọn đến nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký nhận kết quả qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Thủ tục khắc dấu và thông báo mẫu dấu

Để đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần có cho mình một con dấu riêng. Khi tiến hành khắc con dấu, doanh nghiệp cần lưu ý về nội dung thể hiện trên mặt dấu bao gồm tên và mã số doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành thì doanh nghiệp có quyền tự quyết về số lượng hay hình thức của con dấu.

Sau khi có con dấu, doanh nghiệp tiến hành thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

          Lưu ý khi lựa chọn ngành nghề để đăng ký thành lập công ty sửa chữa thiết bị phòng thí nghiệm:

 3313 - 33130: Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học

Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển. Cụ thể:

  • Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị động cơ máy bay;
  • Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị kiểm tra bộ phận thoát khí tự động;
  • Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị khí tượng;
  • Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị kiểm tra và giám sát các tính chất hoá học, vật lý và điện;
  • Sửa chữa và bảo dưỡng các công cụ dùng để điều tra;
  • Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị kiểm tra và phát hiện bức xạ.

Nhóm này cũng gồm:

Sửa chữa các dụng cụ và thiết bị chiếu chụp X quang, điện liệu pháp, điện y, cụ thể:

  • Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị hình ảnh cộng hưởng từ trường,
  • Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị siêu âm y tế,
  • Sửa chữa và bảo dưỡng máy điều hoà nhịp tim,
  • Sửa chữa và bảo dưỡng máy trợ thính,
  • Sửa chữa và bảo dưỡng máy đo nhịp tim bằng điện,
  • Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị nội soi,
  • Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị chiếu chụp.

Sửa chữa các dụng cụ và thiết bị quang học như kính lúp, ống nhòm, kính hiển vi (loại trừ loại dùng nghiên cứu electron và proton), kính thiên văn, lăng kính, và thấu kính (loại trừ kính mắt), thiết bị chụp ảnh, nếu việc sử dụng chủ yếu trong thương mại.

Ngoài ra có thể tham khảo các ngành nghề sau:

  •  712 - 7120 - 71200: Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

Nhóm này gồm: Việc kiểm tra lý, hóa và các phân tích khác của tất cả các loại vật liệu và sản phẩm, gồm:

  • Kiểm tra âm thanh và chấn động;
  • Kiểm tra thành phần và độ tinh khiết của khoáng chất...;
  • Kiểm tra trong lĩnh vực vệ sinh thực phẩm, bao gồm kiểm tra thú y và điều khiển quan hệ với sản xuất thực phẩm;
  • Kiểm tra thành phần vật lý và hiệu suất của vật liệu, ví như độ chịu lực, độ bền, độ dày, năng lực phóng xạ...;
  • Kiểm tra chất lượng và độ tin cậy;
  • Kiểm tra hiệu ứng của máy đã hoàn thiện: Môtô, ôtô, thiết bị điện...;
  • Kiểm tra kỹ thuật hàn và mối hàn;
  • Phân tích lỗi;
  • Kiểm tra và đo lường các chỉ số môi trường: ô nhiễm không khí và nước...;
  • Chứng nhận sản phẩm, bao gồm hàng hóa tiêu dùng, xe có động cơ, máy bay, vỏ điều áp, máy móc nguyên tử;
  • Kiểm tra an toàn đường sá thường kỳ của xe có động cơ;
  • Kiểm tra việc sử dụng các kiểu mẫu hoặc mô hình (như máy bay, tàu thủy, đập...);
  • Hoạt động của phòng thí nghiệm của cảnh sát.

 3312 - 33120: Sửa chữa máy móc, thiết bị

  • Sửa chữa và bảo dưỡng các máy móc dùng cho mục đích chuyên dụng khác;
  • Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị cân;
  • Sửa chữa máy dùng để tính;
  • Sửa chữa máy tính có dòng điện hoặc không dòng điện.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo