Nhà xưởng nơi tập trung nhân lực, thiết bị, trang vật liệu cho quá trình sản xuất, vận chuyển… Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nhà xưởng có thể gặp một số trục trặc, hư hỏng cần phải tìm đến công ty sửa chữa. Vì vậy, bài viết này cung cấp các quy định trong thủ tục mở công ty sửa chữa nhà xưởng 2023.
ACC là đơn vị chuyên cung cấp đầy đủ các quy định pháp luật trong thủ tục mở công ty sửa chữa nhà xưởng quy định mới nhất 2023. Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết này.
1. Khái niệm về mở công ty sửa chữa nhà xưởng
- Mở công ty: Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP: Mở công ty là việc người thành lập công ty đăng ký thông tin về công ty dự kiến thành lập với cơ quan đăng ký kinh doanh và được và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Nhà xưởng: Là loại nhà được thiết kế với sức chứa và quy mô quản lý lớn. Có thể là địa điểm tập trung nhân lực, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển hàng hóa, làm kho lưu trữ hàng cho các ngành công nghiệp.
2. Thông tin nghành nghề
- Công ty sửa chữa nhà xưởng thuôc mã nghành nghề: 41-410: Xây dựng nhà các loại.
- 4101- 41010: Xây dựng nhà để ở
- Nhóm này gồm:
- Nhà cho một hộ gia đình.
- Nhà cho nhiều gia đình, bao gồm cả các toà nhà cao tầng.
- Tu sửa và cải tạo các khu nhà ở đã tồn tại.
- Loại trừ:
- Hoạt động kiến trúc và cầu đường được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).
- Quản lý dự án các công trình xây dựng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).
- 4102- 41020: Xây dựng nhà không để ở
- Nhóm này gồm:
- Nhà xưởng phục vụ sản xuất công nghiệp, ví dụ: nhà máy, xưởng lắp ráp...
- Bệnh viện, trường học, nhà làm việc.
- Khách sạn, cửa hàng, nhà hàng, trung tâm thương mại.
- Nhà ga hàng không.
- Khu thể thao trong nhà.
- Bãi đỗ xe, bao gồm cả bãi đỗ xe ngầm.
- Kho chứa hàng.
- Nhà phục vụ mục đích tôn giáo, tín ngưỡng.
- Lắp ráp và ghép các cấu kiện xây dựng đúc sẵn tại hiện trường xây dựng.
- Loại trừ:
- Cải tạo các công trình xây dựng đúc sẵn hoàn chỉnh từ các bộ phận tự sản xuất nhưng không phải bê tông, xem ngành 16 (Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện) và ngành 25 (Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị).
- Xây dựng các công trình công nghiệp, loại trừ công trình nhà được phân vào nhóm 42930 (Xây dựng công trình chế biến, chế tạo).
- Hoạt động kiến trúc và cầu đường được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).
- Quản lý dự án các công trình xây dựng được phân vào nhóm 7110 (Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan).
3. Thủ tục mở công ty sửa chữa nhà xưởng
- Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết
- Lựa chọn loại hình công ty
- Khi tiến hành thành lập một công ty sửa chữa nhà xưởng cần tìm hiểu kỹ quy định của luật Doanh nghiệp về các loại hình công ty.
- Tùy vào từng loại hình công ty mà mỗi loại hình có những ưu nhược điểm khác nhau và phù hợp với điều kiện của mỗi chủ thể. Các loại hình công ty hiện nay:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu han 2 thành viên trở lên
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty Cổ phần
- Công ty Hợp Danh
- Lựa chọn tên công ty
- Tên công ty phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 38, 39 Luật Doanh nghiệp 2014 và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
- Lựa chọn trụ sở đặt công ty
- Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về lựa chọn trụ sở đặt tên công ty như sau:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Lựa chọn nghành nghề kinh doanh:
- Như đã liệt kê ở Mục 2 thông tin nghành nghề, công ty sửa chữa nhà xưởng nằm trong mã ngành: 41-410: Xây dựng nhà các loại.
- 4101- 41010: Xây dựng nhà để ở
- 4102- 41020: Xây dựng nhà không để ở
- Vốn điều lệ công ty
- Công ty sửa chữa nhà xưởng tự kê khai trung thực số vốn dự kiến đầu tư mà không cần chứng minh. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các thành viên/cổ đông phải góp vốn trong vòng 90 ngày sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Tùy thuộc vào một số nghành nghề pháp luật quy định cần phải có mức vốn pháp định để thành lập công ty vì vậy công ty cần phải lưu ý điều này.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty
- Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.
- Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
- Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập công ty sửa chữa nhà xưởng
- Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân.
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- CMND/Hộ Chiếu/ Căn cước công dân sao y công chứng không quá 03 tháng của tất cả thành viên mở công ty.
- Bước 3: Nộp hồ sơ
- Cơ quan tiếp nhận:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận “một cửa” phòng ĐKKD của Sở KH&ĐT Tỉnh/Thành phố nơi đặt trụ sở chính công ty.
Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
- Thời hạn giải quyết:
04-06 ngày làm việc nộp bản cứng hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp có đầy đủ chữ ký của người đề nghị thành lập doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành Phố và nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 4: Thủ tục sau khi thành lập công ty sửa chữa nhà xưởng
- Treo biển tại trụ sở công ty.
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế.
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư.
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử.
- Kê khai và nộp thuế môn bài.
- In và đặt in hóa đơn.
- Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh
Nội dung bài viết:
Bình luận