Hiện nay nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 thì không thể thiếu các thiết bị điện để phục vụ nhu cầu hằng ngày của mọi người. Ngoài trừ các đồ điện dân dụng thì bên cạnh đó cũng có các thiết bị điện dùng trong sản xuất, kinh doanh hoặc thiết bị điện hỗ trợ cho việc cung cấp điện như là máy phát điện. Đặc các thành phố lớn như Hà Nội thì sẽ cần đến rất nhiều máy phát điện nếu không may sự cố mất điện xảy ra. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên nhiều cá nhân, tổ chức đang có ý định kinh doanh dịch vụ sửa chữa máy phát điện nhưng chưa nắm được quy định của pháp luật. Vậy thì hãy cùng ACC tìm hiểu về thủ tục mở công ty sửa chữa máy phát điện qua bài viết dưới đây!
1. Ngành nghề sửa chữa thiết bị điện
Mã ngành nghề sửa chữa thiết bị điện được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Thông tin chi tiết và mã ngành nghề sửa chữa thiết bị điện :
3314 : Sửa chữa thiết bị điện
Nhóm sửa chữa thiết bị điện gồm:
Sửa chữa và bảo dưỡng các hàng hóa của ngành 27, trừ các sản phẩm trong nhóm 2750 (Sản xuất đồ điện dân dụng);
Cụ thể:
- Sửa chữa và bảo dưỡng các loại máy biến thế điện, máy biến thế phân loại và máy biến thế đặc biệt,
- Sửa chữa và bảo dưỡng môtơ điện, máy phát điện và bộ môtơ máy phát điện,
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị tổng đài và thiết bị chuyển đổi,
- Sửa chữa và bảo dưỡng các rơle và bộ điều khiển công nghiệp,
- Sửa chữa và bảo dưỡng pin và ắc quy,
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện chiếu sáng,
- Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị dây dẫn điện và thiết bị không dẫn điện để dùng cho các mạch điện.
Loại trừ:
- Sửa chữa và bảo dưỡng máy tính và thiết bị ngoại vi của máy tính được phân vào nhóm 95110 (Sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi);
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị viễn thông được phân vào nhóm 95120 (Sửa chữa thiết bị liên lạc);
- Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện tử tiêu dùng được phân vào nhóm 95210 (Sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia dụng);
- Sửa chữa các loại đồng hồ được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).
2. Thủ tục mở công ty sửa chữa máy phát điện
Những thông tin cần thiết để soạn thảo hồ sơ thành lập gồm:
Tên doanh nghiệp: tên Tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu ý trụ sở doanh nghiệp không được là nhà chung cư và nhà tập thể.
Vốn điều lệ: Doanh nghiệp xem xét đăng ký mức vốn cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh.
Thời điểm thành lập doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới mức lệ phí môn bài, nếu thành lập trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.
Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập: nêu rõ tỷ lệ góp vốn kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực (CMND có thời hạn là 15 năm).
Người đại diện theo pháp luật: thông tin cá nhân kèm theo chức danh (Giám đốc/ Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch HĐQT). Trường hợp người đại diện theo pháp luật là người được doanh nghiệp thuê thì cần cung cấp thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.
1. Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Giấy ủy quyền cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Nộp hồ sơ:
Cơ quan tiếp nhận: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, địa chỉ tại: Số 16, Phố Cát Linh, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
Lệ phí: 100.000 đồng.
3. Nhận kết quả:
Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc.
Đăng bố cáo thông tin thay đổi của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục bổ sung ngành nghề sửa chữa thiết bị điện thì phải công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Hiện nay khi doanh nghiệp nộp hồ sơ, để thuận tiện Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thu lệ phí đăng bố cáo và sẽ công bố thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sau khi thông tin được thay đổi. Doanh nghiệp không cần thiết đăng thông tin trên báo giấy như trước nữa.
Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
- Treo biển tại trụ sở công ty;
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư;
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử;
- Kê khai và nộp lệ phí môn bài;
- In và đặt in hóa đơn;
- Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
Trên đây là những tư vấn của ACC về thủ tục mở công ty sửa chữa máy phát điện tại Hà Nội. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!
Chúc các bạn kinh doanh thuận lợi!
Nội dung bài viết:
Bình luận