Máy nén khí là thiết bị làm tăng áp chất khí, giúp cho năng lượng cho dòng khí tăng lên và đồng thời nén khí lại khiến nó tăng áp suất và nhiệt độ. Tuy nhiên, bất kì loại máy móc nào không riêng gì máy nén khí đều có thời hạn sử dụng nhất định, cần có sự can thiệp để bảo trì, bảo dưỡng và sữa chữa thì mới sử dụng được. Vì vậy mà dịch vụ sửa chữa máy nén khí ra đời. Vậy thủ tục mở công ty sửa chữa máy nén khí có khác gì so với các công ty khác không?
1. Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ công ty sửa chữa máy nén khí
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Hiện nay, có rất nhiều các loại hình công ty/ doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập công ty sửa chữa máy nén khí cần nắm rõ các đặc điểm nổi bật của từng loại hình, từ đó có thể xác định và chọ lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình, với tầm phát triển của công ty. Có 4 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam, đó là:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
- Công ty cổ phần
- Chuẩn bị bản sao công chứng các giấy tờ sau: Bản sao thẻ căn cước công dân/ Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ người đại diện theo pháp luật và các thành viên góp vốn/ các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân.
- Lựa chọn đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở:
- Không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những đơn vị đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản (cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, chúng ta truy cập vào đường link sau để kiểm tra:
https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty: Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ của Việt Nam, có thông tin được xác định gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố,...
- Lựa chọn vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
- Lựa chọn chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty (nên là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc).
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (mã ngành 3312: sửa chữa máy móc, thiết bị)
2. Tiến hành thành lập công ty sửa chữa máy nén khí:
- Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/ cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần)
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
- Văn bản xác nhận vốn pháp định
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề
- Nộp hồ sơ doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/ qua mạng điện tử.
- Nộp hồ sơ doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
- Hồ sơ hợp lệ thì nhận giấy biên nhận và chờ kết quả. Đến ngày hẹn trên giấy biên nhận đến Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh để nhận kết quả.
- Hồ sơ chưa hợp lệ thì tiến hành bổ sung sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu, nộp lại hồ sơ và chờ kết quả.
- Nộp hồ sơ doanh nghiệp qua mạng điện tử trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, scan toàn bộ hồ sơ, lập tài khoản đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin điện tử quốc gia hoặc sử dụng Tocken (chữ ký số) để nộp hồ sơ qua mạng. Nhập dữ liệu vào phần kê khai thành lập doanh nghiệp và tải hồ sơ đã scan lên và nộp.
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì sẽ được thông báo hồ sơ hợp lệ và đưa tất cả hồ sơ gốc đã chuẩn bị đến bộ phận một cửa thuộc Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh để nhận kết quả
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ cần tiến hành sửa đổi bổ sung theo yêu cầu, nộp lại và chờ kết quả.
Lưu ý: Trường hợp ủy quyền đi nộp hồ sơ phải có giấy ủy quyền.
3. Thủ tục làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp.
Đây là bước cuối cùng trong quá trình đăng ký kinh doanh công ty sửa chữa máy nén khí:
- Cầm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu công ty và gửi thông báo mẫu dấu về phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh hoặc nộp thông báo mẫu dấu qua mạng điện tử trên trang cổng thông tin điện tử quốc gia.
- Đối với việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, kèm theo thông báo phải có Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về nội dung, hình thức và số lượng con dấu.
- Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.
- Dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
- Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND.
Nội dung bài viết:
Bình luận