Thủ tục mở công ty kinh doanh tạm nhập, tái xuất 2024

Ngày nay, việc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam và ngược lại, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài dường như cũng trở nên dễ dàng hơn. Ngoài những hình thức xuất nhập khẩu thông thường còn một hình thức khác trong kinh doanh xuất nhập khẩu là tạm nhập tái xuất. Hiện nay nhiều doanh nghiệp có xu hướng vận dụng hình thức tạm nhập tái xuất làm chủ đạo trong kinh doanh do những lợi ích mà hình thức này mang lại. Bài viết dưới đây, công ty ACC sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn các thủ tục mở công ty kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Thủ Tục Mở Công Ty Kinh Doanh Tạm Nhập, Tái Xuất
Thủ Tục Mở Công Ty Kinh Doanh Tạm Nhập, Tái Xuất

Để được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thì doanh nghiệp cần tiến hành làm các thủ tục, hồ sơ cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

1. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất là gì ?

Tạm nhập tái xuất được quy định là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.

2. Quy định về hàng hóa tạm nhập, tái xuất :

  1. Hàng hóa tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
  2. Giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu.
  3. Thương nhân chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hoá, niêm phong trong thời hạn lưu lại tại Việt Nam và vận chuyển tới cửa khẩu xuất hàng.
  4. Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất fax tờ khai tái xuất (bản lưu Hải quan) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi, thanh khoản tờ khai theo quy định.
  5. Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được xuất khẩu qua cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất; trường hợp chưa xuất hết, nếu có lý do chính đáng
  6. Trường hợp hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ tục tạm nhập vào Việt Nam được lưu lại tại Việt Nam theo thời hạn quy định. Nếu thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận thời gian gia hạn theo quy định, ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản sao; không yêu cầu thương nhân phải xin phép bổ sung của Bộ Công Thương.

3. Thủ tục cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất :

Điều kiện được cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất :

Thương nhân Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện và được cấp mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất khi đáp ứng các điều kiện sau :

  • Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
  • Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt và hàng hóa đã qua sử dụng.

Hồ sơ, quy trình cấ mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất :

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, để được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất, doanh nghiệp phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ đề nghị gồm những giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
  • Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP: 1 bản chính.
  • Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 69/2018/NĐ-CP: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
  • Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.

Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng hóa đã qua sử dụng thì không phải nộp tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh và văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.

Theo đó:

  • Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.

  • Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt và Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    L
    Đào Xuân Lục
    Tôi cần lập doanh trại chăn nuôi vịt(quy mô nhỏ) với số lượng 20,000 con vịt vậy cần những thủ tục gì để đảm bảo hồ sơ đúng quy định. Xin cảm ơn./.
    Trả lời
    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo