Thủ Tục Mở Cơ Sở Sản Xuất Đường Thốt Nốt (Cập Nhật 2024)

THIẾU MỞ BÀI

Thủ Tục Mở Cơ Sở Sản Xuất Đường Thốt Nốt (Cập Nhật 2020)
Thủ Tục Mở Cơ Sở Sản Xuất Đường Thốt Nốt (Cập Nhật 2023)

Thủ tục mở cơ sở sản xuất đường thốt nốt (Cập nhật 2023)

1. Đường thốt nốt là gì?

Đường thốt nốt thực chất được làm từ cây thốt nốt thường chỉ sinh sống và phát triển ở vùng đất An Giang cùng một số nước châu Á trong khu vực như Thái Lan, Campuchia.

2. Thủ tục mở cơ sở sản xuất đường thốt nốt

Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của mình, các cá nhân, tổ chức lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp để sản xuất đường thốt nốt, cụ thể là:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Hợp tác xã
  • Hộ kinh doanh

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh, hồ sơ đăng ký kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên thường gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị Đăng ký thành lập.
  • Dự thảo điều lệ;
  • Danh sách thành viên;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
    • Đối với tổ chức: Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

Bước 2: Xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với những hồ sơ hợp lệ. Sau khi thành lập, cá nhân, tổ chức cần thực hiện các thủ tục sau thành lập thì đăng ký mẫu dấu, công bố thông tin,….

Bước 3: Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày kể từ ngày thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi thì hồ sơ không còn giá trị.

Bước 3: Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi Biên bản thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận.

Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 đến 05 thành viên, trong đó phải có ít nhất 02 thành viên làm công tác chuyên môn về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm (có bằng cấp về thực phẩm hoặc an toàn thực phẩm) hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.

Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm

Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục và nộp phí thẩm định về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục. Sau 60 ngày cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kết quả thẩm định trước đó với kết luận “Chờ hoàn thiện” không còn giá trị;

Nếu kết quả thẩm định lại “Không đạt” hoặc quá thời hạn khắc phục mà cơ sở không nộp báo cáo kết quả khắc phục, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;

Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 bản và cơ sở giữ 01 bản.

Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.

Trên đây là một số thông tin pháp lý về thủ tục mở cơ sở sản xuất đường thốt nốt. Nhìn chung, vì là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó, khi muốn kinh doanh ngành nghề này, các cá nhân, tổ chức cần thực hiện các thủ tục liên quan đến giấy phép con để việc kinh doanh được hợp pháp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo