Thủ tục mở chi nhánh và giải thể công ty

Anh Quang có thắc mắc như sau:

Em có 02 câu hỏi xin anh/chị bớt chút thời gian trả lời giúp em ạ:

1-Công ty có nhu cầu mở chi nhánh tại Hà Nội. Xin anh/chị cho biết thủ tục mở chi nhánh bao gồm những thủ tục gì? Ưu và nhược điểm của chi nhánh hạch toán độc lập và hạch toán phụ thuộc (báo sổ).

2-Thủ tục giải thể công ty đăng ký kinh doanh từ 2008,  chưa phát sinh doanh thu, âm thuế (còn được khấu trừ 240 triệu),có phát sinh tài sản (dự kiến nhượng lại cho công ty khác ).

Rất mong nhận được phản hồi sớm từ anh/ chị.

 Trân trọng cám ơn anh/chị.

Luật sư giải đáp:

Chào bạn!

Thủ tục mở chi nhánh gồm:

- Biên bản họp Hội đồng thành viên (nếu công ty TNHH), Hội đồng quản trị (Cty CP)

- Quyết định thành lập cgi nhánh.

- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh

- CMND của người đứng đầu chi nhánh.

- Thông báo về việc thành lập chi nhánh theo TT01/2010/TT-BKHĐT.

- Giấy đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty nếu cty và chi nhánh khác tỉnh, TP

hồ sơ nộp tại phòng đăng ký kinh doanh tỉnh nơi đặt trụ sở chính của chi nhánh.

Về phương thức hoạch toán:

độc lập hay phụ thuộc tùy vào cách phân quyền của công ty cho chi nhánh nhưng xét sau cùng công ty vẫn chịu hoàn toàn trách nhiệm của chi nhánh. nếu chi nhánh không có trực tiếp bán hàng thì nên hoạch toán phục thuộc, nếu chi nhánh có bán hàng và xuất hóa đơn nên hoạch toán độc lập.

Giải thể công ty:

Bạn liên hệ với thuế để quyết toán thuế, sau khi có xác nhận hoàn tất nghĩa vụ thuế bạn liên hệ với sở kế hoạch đầu tư nộp hồ sơ giải thể, công an để trả lại con dấu công ty.

Luật sư 2 giải đáp:

Về chế độ hoạch toán cũng vậy, với đặc điểm và mong muốn khác nhau chủ sở hữu công ty sẽ lựa chọn hình thức phù hợp, mỗi loại hình cũng có mặt mạnh mặt yếu, tuy nhiên để phù hợp thì phải căn cứu và nhu cầu, mong muốn và thực tiễn của từng doanh nghiệp.

Thủ tục giải thể công ty được thực hiện theo luật doanh nghiệp, cụ thể:

heo quy định tại  khoản 5 Điều 158 của Luật Doanh nghiệp, hồ sơ bao gồm:

-  Quyết định giải thể hoặc

-  Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc

- Quyết định của Tòa án tuyên bố giải thể doanh nghiệp;

-  Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

-  Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

- Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;

- Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu;

-  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, thì họ phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo