Thủ Tục Miễn Thuế Suất Nhập Khẩu ASEAN Cập Nhật 2024

Thủ Tục Miễn Thuế Suất Nhập Khẩu ASEAN
Thủ Tục Miễn Thuế Suất Nhập Khẩu ASEAN

Giữa các quốc gia là thành viên ASEAN theo từng giai đoạn có ký kết Hiệp định thương mại về hàng hóa nhằm giúp các mặt hàng xuất khẩu từ các nước thành viên được hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt (Thuế suất ATIGA).

Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018 – 2022 được ký kết, nhiều loại hàng hóa được đưa vào danh sách được áp dụng hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt áp dụng sau đây gọi là thuế suất ATIGA).

Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN:

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất ATIGA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định 156/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 Nghị định quy định về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN giai đoạn 2018 – 2022.
  2. Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, bao gồm các nước sau:
    • Bru-nây Đa-rút-xa-lam;
    • Vương quốc Cam-pu-chia;
    • Cộng hòa In-đô-nê-xi-a;
    • Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào;
    • Ma-lay-xi-a;
    • Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma;
    • Cộng hòa Phi-líp-pin;
    • Cộng hòa Xinh-ga-po;
    • Vương quốc Thái Lan;
    • Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước).
  1. Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu từ các nước thành viên ASEAN vào Việt Nam do Bộ Công Thương quy định.
  2. Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Mẫu D, theo quy định hiện hành của pháp luật.

          Như vậy, để có thể được hưởng thuế suất nhập khẩu tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nhập khẩu cần thực hiện đầy đủ các điều kiện như nêu trên và thực hiện một số thủ tục như xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D theo quy định.

1. Đánh giá về Tiêu chí xuất xứ

          Hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một Nước thành viên từ một Nước thành viên khác được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan ASEAN nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:

Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên xuất khẩu:

          Hàng hóa có xuất xứ thuần túy: Hàng hoá được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được coi là sản xuất toàn bộ tại Nước thành viên xuất khẩu trong các trường hợp sau:

  • Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng bao gồm quả, hoa, rau, cây, tảo biển, nấm và các loại cây trồng khác được trồng và thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại đó.
  • Động vật sống bao gồm động vật có vú, chim, cá, loài giáp xác, động vật thân mềm, loài bò sát, vi khuẩn và virút, được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên xuất khẩu.
  • Các hàng hoá chế biến từ động vật sống tại Nước thành viên xuất khẩu.
  • Hàng hoá thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại Nước thành viên xuất khẩu.
  • Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Nước thành viên đó.
  • Sản phẩm đánh bắt bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và có treo cờ của Nước thành viên đó, và các sản phẩm khác được khai thác từ vùng biển lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải của Nước thành viên đó, với điều kiện là Nước thành viên đó có quyền khai thác biển, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế.
  • Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó.
  • Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu chế biến được đăng ký tại một Nước thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó, trừ các sản phẩm đánh vắt và các sản phẩm từ biển khác như nêu trên.
  • Các vật phẩm thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.
  • Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
    • Quá trình sản xuất tại Nước thành viên xuất khẩu; hoặc
    • Hàng hoá đã qua sử dụng được thu nhặt tại Nước thành viên xuất khẩu, với điều kiện hàng hoá đó chỉ phù hợp làm nguyên vật liệu thô.
  • Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại một Nước thành viên xuất khẩu từ các sản phẩm.

Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng các quy định sau:

a. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

  • Hàng hoá được coi là có xuất xứ tại Nước thành viên nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến hàng hoá đó nếu:
    • Hàng hoá có hàm lượng giá trị khu vực (RVC) không dưới 40% (bốn mươi phần trăm); hoặc
    • Tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá ở cấp 4 số của Hệ thống Hài hoà.
  • Mỗi Nước thành viên cho phép người xuất khẩu hàng hoá được quyết định sử dụng một trong hai tiêu chí “RVC không dưới 40%” hoặc “chuyển đổi mã số hàng hoá ở cấp 4 số” để xác định xuất xứ hàng hoá.

b. Cộng gộp

  • Trừ khi có những quy định khác tại Hiệp định ATIGA, hàng hoá có xuất xứ của một Nước thành viên, được sử dụng làm nguyên vật liệu tại lãnh thổ của một Nước thành viên khác để sản xuất ra một hàng hoá đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan, sẽ được coi là có xuất xứ của Nước thành viên nơi việc sản xuất hoặc chế biến hàng hoá đó diễn ra.
  • Nếu RVC của nguyên vật liệu nhỏ hơn 40%, hàm lượng này sẽ được cộng gộp theo đúng tỉ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện RVC đó bằng hoặc lớn hơn 20%.

 

2. Vận chuyển trực tiếp

          Các phương thức sau được coi là vận chuyển trực tiếp:

  • Hàng hoá được vận chuyển từ một Nước thành viên xuất khẩu tới một Nước thành viên nhập khẩu; hoặc
  • Hàng hoá được vận chuyển qua một hoặc nhiều Nước thành viên, ngoài Nước thành viên nhập khẩu hoặc Nước thành viên xuất khẩu, hoặc qua một nước không phải là Nước thành viên, với điều kiện:
    • Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải;
    • Hàng hoá không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó; và
    • Hàng hoá không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để giữ hàng hoá trong điều kiện tốt.

3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

Kiểm tra trước khi xuất khẩu

  • Nhà sản xuất, Người xuất khẩu hàng hóa hoặc Người được uỷ quyền nộp đơn cho Tổ chức cấp C/O phải yêu cầu Tổ chức cấp C/O kiểm tra xuất xứ hàng hóa trước khi xuất khẩu theo quy định của Nước thành viên. Kết quả kiểm tra, được xem xét định kỳ hoặc khi thấy cần thiết, được coi là tài liệu để xác định xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu. Việc kiểm tra này có thể không cần áp dụng đối với hàng hóa có thể dễ dàng xác định xuất xứ thông qua bản chất của hàng hóa đó.
  • Đối với nguyên vật liệu mua trong nước, việc tự khai báo của Nhà sản xuất cuối cùng thực hiện hoạt động xuất khẩu được coi là chứng từ hợp lệ khi đề nghị cấp C/O.

Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O

          Khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá để hưởng ưu đãi, Người xuất khẩu hoặc người được uỷ quyền sẽ nộp đơn đề nghị được cấp C/O kèm theo chứng từ cần thiết chứng minh rằng hàng hóa xuất khẩu đáp ứng điều kiện để được cấp C/O.

Kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp C/O

          Tổ chức cấp C/O tiến hành kiểm tra từng trường hợp đề nghị cấp C/O theo quy định của pháp luật nước mình để bảo đảm rằng:

  • Đơn đề nghị cấp C/O và C/O được khai đầy đủ và được ký bởi người có thẩm quyền.
  • Xuất xứ của hàng hóa tuân thủ đúng các quy định.
  • Các nội dung khác khai trên C/O phù hợp với chứng từ được nộp.
  • Mô tả hàng hoá, số lượng và trọng lượng hàng hóa, ký hiệu và số kiện hàng, loại bao bì kê khai phù hợp với hàng hóa được xuất khẩu.
  • Nhiều mặt hàng có thể được khai trên cùng một C/O, với điều kiện từng mặt hàng phải đáp ứng các quy định về xuất xứ đối với từng mặt hàng đó.

Cấp C/O

  • Tùy thuộc vào việc xuất trình các chứng từ chứng minh, C/O được cấp trước hoặc vào thời điểm xuất khẩu hoặc một thời gian ngắn sau đó nhưng không được muộn quá 3 ngày tính từ ngày xuất khẩu, nếu hàng hóa xuất khẩu được xác định là có xuất xứ từ lãnh thổ của Nước thành viên xuất khẩu theo các quy tắc xuất xứ quy định.
  • Trong trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc trong thời hạn 3 ngày tính từ ngày xuất khẩu do sai sót hoặc bỏ quên không cố ý hoặc có lý do chính đáng, C/O có thể được cấp sau nhưng không quá 1 năm kể từ ngày xuất khẩu và phải đánh dấu vào ô “Issued Retroactively”.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo