1. Khái niệm về thuế nhập
- Thuế: Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các cá nhân và tổ chức có nghĩa vụ phải thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
- Thuế nhập khẩu: Là thuế thu trên trị giá hàng hóa nhập khẩu. Căn cứ tính thuế gồm số lượng từng mặt hàng nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế và thuế suất. Mức thuế suất thuế nhập khẩu được thu theo tỉ lệ phần trăm (%) tính trên trị giá của từng mặt hàng nhập khẩu.
2. Cá nhân có được nhập khẩu hàng hóa không?
* Theo điều 2 của thông tư số 04/2014/TT-BTC quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu như sau :
- Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư.
- Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong phạm vi Nghị định số 187/2013/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, gia công hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các văn bản hướng dẫn thi hành các Nghị định này, lộ trình thực hiện do Bộ Công Thương công bố và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
* Theo điều 2 của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
- Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
- Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
- Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
3. Nhập khẩu phi mậu dịch là gì?
- Hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch cá nhân là hàng hóa do cá nhân nhập khẩu không vì mục đích kinh doanh thương mại và không được khấu trừ thuế. Hàng hóa phi mậu dịch (hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại) có thể là tài sản di chuyển hoặc quà biếu, quà tặng hoặc hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế,... Cá nhân sẽ được làm thủ tục hải quan đối với những hàng hóa phi mậu dịch và những hàng hóa này nhập về sẽ không được kinh doanh.
- Hàng phi mậu dịch cá nhân bao gồm các loại sau:
- Hàng quà biếu, quà tặng của các nhân hay tổ chức nước ngoài, cho cá nhân sống tại Việt Nam;
- Hàng mẫu không thanh toán;
- Tài sản di chuyển của cá nhân từ nước ngoài về Việt Nam của người Việt hay người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam;
- Hàng hóa tạm nhập tái xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho hưởng chính sách miễn thuế;
- Hành lý cá nhân của người xuất nhập cảnh gởi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người xuất nhập cảnh vượt chuẩn quốc tế.
- Hàng phi mậu dịch cũng như hàng mậu dịch đều có hóa đơn (invoice). Điểm đặc biệt là trên hàng phi mậu dịch có thêm dòng chữ: The good is no commercial value hoặc The value for customs purpose only… và khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch thì bên nhập khẩu hay xuất khẩu vẫn phải mở tờ khai và đóng thuế (nếu có) cho lô hàng phi mậu dịch đó, người trong ngành thường gọi là: “tờ khai phi mậu dịch”.
4. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch
* Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Người khai hải quan khai và nộp hồ sơ hải quan (thủ tục này không áp dụng đối với nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô đã qua sử dụng theo chế độ tài sản di chuyển của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam).
- Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra chi tiết hồ sơ.
- Bước 3: Căn cứ hồ sơ quy định, hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch do Lãnh đạo Chi cục hải quan quyết định theo nguyên tắc kiểm tra quy định tại Luật Hải quan và Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Riêng hàng hoá hưởng theo chế độ ưu đãi miễn trừ thực hiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
- Thuế, lệ phí và các khoản phải nộp khác thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Thông quan hàng hoá phi mậu dịch
* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan
* Thành phấn, số lượng hồ sơ:
- Giấy tờ phải nộp (Căn cứ vào tình hình thông quan từng đối tượng hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch cụ thể để tiếp nhận hồ sơ theo quy định) gồm các loại:
- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch: 02 bản chính;
- Vận đơn (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định tại điểm 8 Điều 69 Thông tư 128/2013/TT-BTC): 01 bản chụp;
- Văn bản uỷ quyền: 01 bản chính;
- Tờ khai xác nhận viện trợ nhân đạo của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo: 01 bản chính;
- Quyết định hoặc giấy báo tin của cơ quan công an cho phép cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép trở về định cư ở Việt Nam; hoặc hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam còn có giá trị về nước thường trú, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại cửa khẩu: 01 bản chụp có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu;
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển tài sản của tổ chức từ nước ngoài vào Việt Nam: 01 bản chụp;
- Giấy phép nhập khẩu hàng hoá (đối với trường hợp nhập khẩu hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện): 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với các trường hợp quy định tại điểm e.5 khoản 2 Điều 12 Thông tư 128/2013/TT-BTC : 01 bản chính;
- Thông báo hoặc quyết định hoặc thoả thuận biếu, tặng hàng hoá: 01 bản chụp;
- Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có.
* Giấy tờ phải xuất trình gồm:
- Giấy báo nhận hàng của tổ chức vận tải (trừ trường hợp hàng hoá mang theo người vượt tiêu chuẩn miễn thuế).
- Sổ tiêu chuẩn hàng miễn thuế của cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, những người nước ngoài làm việc tại các cơ quan, tổ chức trên.
- Hồ sơ để xác định hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại thuộc đối tượng không chịu thuế là hồ sơ hải quan quy định.
* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, không quá 15 ngày làm việc.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan.
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận, Giấy phép nhập khẩu, biên lai thuế (nếu có).
* Phí, lệ phí: 20.000 đồng/Tờ khai (Thông tư số 172/2010/TT-BTC) và phí lưu kho bãi phát sinh (nếu có)
* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch (Thông tư số 190/2011/TT-BTC ngày 20/12/2011).
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại (dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch) gồm:
- Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;
- Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;
- Hàng hoá viện trợ nhân đạo;
- Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;
- Hàng mẫu không thanh toán;
- Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh;
- Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;
- Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế;
- Hàng hoá phi mậu dịch khác.
5. Thủ tục đăng ký miễn thuế nhập khẩu hàng hóa
* Nếu cá nhân muốn mua hàng hóa để kinh doanh thì có thể sử dụng hình thức ủy thác cho một công ty có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc đại lý hải quan. Theo đó, công ty nhập khẩu ủy thác hoặc đại lý hải quan sẽ thay cá nhân làm thủ tục hải quan, cá nhân phải chịu các nghĩa vụ về thuế thông qua đơn vị nhận ủy thác và thủ tục đăng ký miễn thuế được thực hiện như sau:
* Thành phần hồ sơ:
- Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, nêu rõ số hàng hoá, lý do đề nghị miễn thuế theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (mẫu số 14/CVĐKDMMT/TXNK Phụ lục VI): nộp 01 bản chính;
- Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế (đối với trường hợp không đăng ký được danh mục trên hệ thống): nộp 02 bản chính kèm theo 01 phiếu theo dõi trừ lùi (theo mẫu số 15/PTDTL/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015); trong đó:
- Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, mục tiêu, quy mô của dự án và phiếu theo dõi trừ lùi được xây dựng một lần cho cả dự án, hoặc xây dựng từng giai đoạn thực hiện dự án, từng hạng mục công trình của dự án (nếu tại Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật, các tài liệu khoa học kỹ thuật của dự án,… thể hiện dự án thực hiện theo từng giai đoạn hoặc theo từng hạng mục công trình), hoặc xây dựng theo từng tổ hợp, dây chuyền nếu hàng hoá là hệ thống tổ hợp dây chuyền thiết bị, máy móc.
- Trường hợp Danh mục đã đăng ký cho cả dự án hoặc cho từng giai đoạn, cho từng hạng mục, công trình, tổ hợp, dây chuyền có sai sót hoặc cần thay đổi thì người khai hải quan được sửa đổi với điều kiện phải có giấy tờ, tài liệu nộp cho cơ quan hải quan trước thời điểm nhập khẩu hàng hoá để chứng minh việc bổ sung, điều chỉnh là phù hợp với nhu cầu của dự án.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
* Cách thức thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân đăng ký danh mục miễn thuế qua hệ thống (trừ những trường hợp chưa thực hiện được việc đăng ký danh mục miễn thuế qua hệ thống);
- Nộp hồ sơ đăng ký danh mục miễn thuế trực tiếp tại cơ quan hải quan;
- Thông qua đường bưu chính.
* Thời hạn giải quyết:
- 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan có văn bản trả lời (nêu rõ lý do) trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ.
- Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra đối chiếu các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ:
- Trường hợp phát hiện hàng hoá không thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định thì không đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế, có văn bản trả lời cho doanh nghiệp.
- Trường hợp phát hiện dự án thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư nhưng hàng hoá tại Danh mục đăng ký xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế không phù hợp mục tiêu, quy mô của dự án thì hướng dẫn, thông báo cho doanh nghiệp biết để điều chỉnh lại Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế;
- Trường hợp chưa đủ cơ sở xác định hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế theo điểm a.1 nêu trên thì chấp thuận nội dung tự kê khai của người đăng ký danh mục, thực hiện vào sổ theo dõi, đóng dấu xác nhận vào 02 bản Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi (giao cho người nộp thuế 01 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế và 01 bản phiếu theo dõi trừ lùi để xuất trình cho cơ quan hải quan thực hiện trừ lùi khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và cơ quan hải quan nơi cấp lưu 01 bản Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế) theo qui định trong trường hợp đăng ký Danh mục bản giấy;
- Trường hợp tại thời điểm đăng ký Danh mục hàng hoá miễn thuế chưa có đủ cơ sở xác định hàng hoá đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 7 Điều 103 thì cơ quan hải quan nơi đăng ký Danh mục ghi chú vào Danh mục và phiếu theo dõi trừ lùi để thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi nhập khẩu hoặc thực hiện kiểm tra sau thông quan;
- Nhận xét, ghi chú vào Danh mục hàng hoá miễn thuế về mức độ kết quả kiểm tra hồ sơ đăng ký danh mục để Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện kiểm tra, đối chiếu khi nhập khẩu hoặc để tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu vì mục đích thương mại, cá nhân phải ủy thác cho doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu với thủ tục riêng. Để giúp cá nhân có thêm thông tin chi tiết về thủ tục này, ACC mời bạn đọc bài viết tại đây!
Nội dung bài viết:
Bình luận