Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu như thế nào? [2023]

Thông thường, khi ly hôn, nếu cả hai bên đồng thuận và tự nguyện cung cấp đầy đủ giấy tờ của cả hai thì thủ tục sẽ dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào vợ chồng cũng đồng ý ly hôn. Khi muốn gây khó khăn cho bên còn lại, họ thường sẽ cố tình cất giấu những giấy tờ tùy thân của mình. Điều này làm cho nhiều người lo lắng, bởi lẽ theo quy định thì phải nộp đầy đủ giấy tờ về nhân thân, con cái, tài sản của vợ chồng thì Tòa án mới có thể tiếp nhận và xử lý. Bài viết sau đây, ACC xin cung cấp một số thông tin liên quan đến Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.

Ly Hon Khi Khong Co So Ho Khau Cua Chong 818x490

Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu như thế nào?

1. Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu căn cứ vào đâu?

Việc giải quyết thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu dựa vào các văn bản pháp lý dưới đây:

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
  • Các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan khác.

2. Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu là gì?

Dưới góc độ pháp lý, thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng.

Sự kiện kết hôn của nam nữ để hình thành quan hệ vợ chồng được Nhà nước thừa nhận thông qua việc đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thể hiện qua Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Đây là sự thừa nhận về quan hệ hôn nhân hợp pháp. 

Ly hôn bao gồm ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Vậy thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu được hiểu là việc giải quyết các thủ tục ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương khi hai vợ chồng có hộ khẩu khác nhau.

Những điều cần biết để tránh bị thiệt khi chia tài sản ly hôn, mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết: Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn mới nhất

3. Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu với trường hợp thuận tình ly hôn

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định thì ly hôn thuận tình là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Khi hai người cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện và đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con… thì Tòa án sẽ công nhận thuận tình ly hôn.

Sổ hộ khẩu là một trong các giấy tờ cần có khi tiến hành thủ tục ly hôn. Trường hợp không có hộ khâu chung thì thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu được thực hiện như sau:

a. Chuẩn bị hồ sơ

Khi soạn một bộ hồ sơ ly hôn thuận tình bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:

  •  Đơn xin ly hôn thuận tình;
  •  Chứng nhận kết hôn bản chính
  •  Chứng minh nhân dân của vợ và chồng bản sao có chứng thực
  •  Sổ hộ khẩu bản sao chứng thực của hai vợ chồng
  •  Giấy khai sinh của các con nếu có
  •  Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung.

b. Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ như trên bước tiếp theo trong thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu sẽ là đi nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

Việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình do thỏa thuận của hai vợ chồng theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình. Khi đó, có thể nộp hồ sơ đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.

Khi nộp, có thể gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ ngày nhận được đơn và tài liệu kèm theo, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết.

c. Xem xét hồ sơ

Sau khi nhận đủ hồ sơ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp lệ phí. Sau khi nộp xong lệ phí, Tòa án sẽ xét đơn và tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ theo quy định tại Điều 297 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

d.Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn

Trong trường hợp hòa giải thành thì vợ chồng đoàn tụ, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Ngược lại, nếu không hòa giải được thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt từ thời điểm quyết định này có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, khi hai vợ chồng không có chung hộ khẩu thì thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu vẫn diễn ra bình thường, bạn chỉ cần chuẩn bị đủ hộ khẩu của cả hai vợ chồng.

Tại sao nên uỷ quyền cho luật sư ly hôn giải quyết thủ tục ly hôn, mời Quý độc giả theo dõi  bài viết: Dịch vụ luật sư ly hôn - Công ty luật ACC

4. Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu với trường hợp ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương là việc ly hôn chỉ xuất phát từ yêu cầu của một phía vợ hoặc chồng và để được ly hôn đơn phương sẽ phải chuẩn bị đầy đủ các chứng cứ để chứng minh cho việc ly hôn là có cơ sở. Nói chung việc ly hôn đơn phương sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với ly hôn thuận tình.

Trường hợp ly hôn đơn phương mà hai vợ chồng lại không cùng hộ khẩu thì việc giải quyết sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

Còn về thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu với ly hôn đơn phương cũng gần như ly hôn thuận tình.

Ly thân là gì? Ly thân thì có phải ra toà không? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục ly thân

a. Về hồ sơ

Ngoài những giấy tờ cần phải nộp như bên thuận tình ly hôn thì người có yêu cầu ly hôn đơn phương phải nộp Đơn khởi kiện theo quy định. Đồng thời, theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Khi viết đơn khởi kiện ly hôn đơn phương cần phải có các nội dung chính sau:

- Ngày tháng năm làm đơn;

- Tên Tòa án nhận đơn;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện. Trong trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ cư trú, làm việc cuối cùng của người bị kiện…

Do đó, có thể thấy, hộ khẩu của người bị đơn phương ly hôn không cần phải có sổ hộ khẩu mà chỉ cần khai báo đầy đủ địa chỉ cuối cùng người này cư trú, làm việc.

Bên cạnh đó, nếu ly hôn đơn phương thì kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Ở đây là chứng cứ chứng minh người còn lại có các hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ vợ chồng khiến hôn nhân không thể kéo dài…

b. Về nơi nộp hồ sơ

Không giống ly hôn thuận tình, Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương là nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết đơn và giải quyết ly hôn theo thủ tục chung.

Ly hôn thuận tình: Điều kiện, thủ tục, hồ sơ như thế nào? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục ly hôn thuận tình

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ ly hôn cần những giấy tờ gì?

Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền kèm theo đơn ly hôn thuận tình là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (quy định tại khoản 3 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự).

Theo đó, hồ sơ ly hôn bao gồm các loại giấy tờ sau:

- Đơn xin ly hôn đơn phương theo mẫu

- Đăng kí kết hôn (Bản chính)

- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/ Hộ chiếu của vợ, chồng (Bản sao chứng thực)

- Sổ hộ khẩu vợ và sổ hộ khẩu chồng (Bản sao chứng thực)

Muốn ly hôn thuận tình không cần ra tòa, phải làm thế nào? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục ly hôn thuận tình không cần ra toà

Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu là gì?

Là việc giải quyết các thủ tục ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương khi hai vợ chồng có hộ khẩu khác nhau.

Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu  không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu uy tín, trọn gói cho khách hàng.

Công ty Luật ACC có hướng dẫn Thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu  cho khách hàng sử dụng dịch vụ không?

Là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, Công ty Luật ACC với kinh nghiệm gặp gỡ, làm việc với cá nhân, doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn chính xác cho những khách hàng cần tư vấn pháp lý. Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện công việc khách hàng yêu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả, chi phí phải chăng, đáp ứng hoàn hảo nhất mong muốn của khách hàng.

ACC có nhiều luật sư giỏi về hôn nhân gia đình trên toàn quốc, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố lớn của cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng,thành phố Hồ Chí Minh…Vì vậy, khách hàng dù ở nơi đâu cũng có thể tìm được luật sư phù hợp với nhu cầu của mình.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn thủ tục ly hôn khi không cùng hộ khẩu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại luật sư tư vấn ly hôn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (939 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo