Giấy khai sinh là một loại giấy tờ quan trọng, là căn cứ để xác định danh tính, tuổi tác, và các quyền lợi liên quan của một con người. Việc làm giấy khai sinh cho trẻ em là thủ tục hành chính bắt buộc mà cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ cần thực hiện sau khi trẻ sinh ra.
Thủ tục làm giấy khai sinh
1. Khái niệm về giấy khai sinh
Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014: "Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các nhân khi được đăng ký khai sinh".
2. Hồ sơ làm giấy khai sinh tại Điện Biên Phủ
Căn cứ: Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, người đi đăng ký khai sinh cho trẻ chuẩn bị các giấy tờ sau:
Giấy tờ để nộp
- Tờ khai theo mẫu (Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu nếu tiến hành đồng thời thủ tục nhận cha, mẹ con);
- Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
- Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.
- Trường hợp đồng thời làm thủ tục nhận cha mẹ con phải xuất trình chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con hoặc quan hệ mẹ, con gồm:
Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
Trường hợp không có văn bản nêu trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Giấy tờ để xuất trình
- Người đi khai sinh cho trẻ phải xuất trình được giấy tờ tùy thân như hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh, nhận cha, mẹ, con;
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; Giấy tờ nhận cha, mẹ, con hoặc đăng ký kết hôn của cha, mẹ (trong giai đoạn chuyển tiếp).
Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
3. Thủ tục làm giấy khai sinh tại Điện Biên Phủ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký khai sinh
Trong vòng 60 ngày cha, mẹ, người thân thích của trẻ phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ. Nếu quá thời hạn này thì làm theo thủ tục khai sinh muộn, thủ tục khai sinh muộn vẫn sẽ được thực hiện mà không bị phạt hành chính.
Người thực hiện thủ tục khai sinh chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định tại Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020, bao gồm:
- Giấy chứng sinh: Giấy tờ này sẽ do Bệnh viện, cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp khi trẻ chào đời. Trong trường hợp trẻ không sinh tại hai nơi trên, sự kiện trẻ sinh ra cần có người làm chứng hoặc không có người làm chứng cần có sự cam đoan của cha, mẹ, người thân thích của trẻ về sự kiện này.
- Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ ruột của trẻ trong trường hợp cha, mẹ của trẻ có kết hôn. Đây không phải là giấy tờ bắt buộc khi người cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về mối quan hệ hôn nhân của cha và mẹ bé hoặc trong trường hợp khai sinh theo thủ tục mẹ đơn thân cũng không cần có loại giấy tờ này.
- Sổ hộ khẩu hoặc xác nhận cư trú của cha hoặc mẹ cháu bé. Trong trường hợp cha mẹ bé đều không còn thì người khai sinh cho trẻ cần đem theo hộ khẩu hoặc xác nhận cư trú của họ để làm thủ tục khai sinh.
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cha, mẹ hoặc người đi khai sinh cho trẻ. Khi đến làm thủ tục cần đem theo một bản gốc và một bản sao của loại giấy tờ trên.
- Tờ khai theo mẫu ban hành kèm theo thông tư số 15/2015/TT-BTP.
Ngoài ra, trong trường hợp khai sinh theo thủ tục con ngời giá thú cần có thêm văn bản xác nhận mối quan hệ cha, con của cơ sở y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết
Trường hợp 1: Thẩm quyền đăng ký khai sinh và cấp giấy khai sinh đối với những trường hợp bình thường sẽ là Ủy Ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cha, mẹ bé cư trú hoặc nơi cư trú của một trong hai người đối với trường hợp cha và mẹ bé có khác nơi cư trú.
Trường hợp 2: Thẩm quyền đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài. Trường hợp này được xác định khi cha, mẹ của trẻ là người không quốc tịch, người có quốc tịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Khi đó, việc đăng ký khai sinh sẽ thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân cấp quận, huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ.
Trường hợp 3: Trẻ bị bỏ rơi. Khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi thì Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi sẽ có trách nhiệm niêm yết thông tin trong vòng 7 ngày để tìm cha mẹ đẻ của bé. Nếu không có thông tin về cha mẹ của bé thì tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ sẽ đăng ký khai sinh cho bé tại địa phương đó.
Trường hợp 4: Trường hợp trẻ em chưa xác định được cha mẹ thì Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ.
Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh có trách nhiệm cấp giấy tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh lập văn bản yêu cầu, hướng dẫn việc hoàn thiện hồ sơ. Sau đó, thời hạn giải quyết hồ sơ là 01 ngày làm việc.
Sau khi khai sinh xong, công chức Tư pháp hộ tịch có trách nhiệm chuyển bản chính và hai bản sao Giấy khai sinh cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban Nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện để làm các thủ tục khác như việc đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.
4. Lệ phí làm thủ tục khai sinh cho trẻ tại Điện Biên Phủ
Hiện nay, việc khai sinh cho trẻ không phải trả phí. Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
5. Làm giấy khai sinh tại Điện Biên Phủ mất mấy ngày?
Thông thường, sau khi xuất trình được đầy đủ giấy tờ cần thiết để tiến hành khai sinh cho trẻ, công chức tư pháp hộ tịch sẽ tiến hành lập giấy khai sinh cho trẻ ngay và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Trừ trường hợp liên thông thủ tục đăng ký khai sinh sẽ mất thời gian lâu hơn, tùy thuộc vào thủ tục được liên thông, tối đa là 20 ngày với liên thông khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ.
6. Làm giấy khai sinh ở đâu?
- Người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ làm Giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (Điều 13 Luật Hộ tịch 2014).
Theo Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Luật Cư trú 2020.
- Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ (khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014).
Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch.
+ Trẻ có cha và mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng trẻ được sinh ra tại Việt Nam.
- Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tiếp giáp với đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam nơi mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú (điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, khoản 1 Điều 17 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
- Trường hợp, trẻ là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì làm Giấy khai sinh tại Cơ quan đại diện (khoản 3 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP).
7. Ý nghĩa và vai trò của giấy khai sinh
Thứ nhất: Giấy khai sinh ghi nhận sự kiện sinh của một cá nhân, sự kiện này có ý nghĩa xác lập các quyền, nghĩa vụ cơ bản của họ.
Thứ hai: Giấy khai sinh ghi nhận các thông tin cơ bản của một cá nhân để xác định vấn đề về nhận diện người này trong xã hội. Những thông tin trên giấy khai sinh là thông tin gốc, ngoài giấy khai sinh, giấy tờ tùy thân của cá nhân bao gồm có: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu, bằng lái xe,... tất cả những thông tin trên các giấy tờ này cần khớp với giấy khai sinh và lấy giấy khai sinh làm giấy tờ quy chiếu. Nếu có sự sai lệch thì việc xác định về nhân thân người này gặp nhiều khó khăn và có thể gây cản trở trong nhiều thủ tục về hành chính hiện nay.
Thứ ba: Giấy khai sinh là giấy tờ có giá trị pháp lý cao, không bị giới hạn bởi thời hạn, không gian. Khác với căn cước công dân hay hộ chiếu tất cả những giấy tờ này đều có thời hạn sử dụng nhất định, còn giấy khai sinh sẽ không có thời hạn sử dụng. Khi một trong những giấy tờ trên mất đi, có thể căn cứ vào giấy khai sinh để xác định và lầm lại những giấy tờ này.
8. Lợi ích khi làm giấy khai sinh cho trẻ
Xác định danh tính, tuổi tác: Giấy khai sinh là căn cứ pháp lý để xác định danh tính, tuổi tác của một cá nhân.Đây là thông tin quan trọng để thực hiện các giao dịch dân sự, hành chính, và hưởng các quyền lợi liên quan.
Hưởng các quyền lợi: Giấy khai sinh là điều kiện để trẻ được hưởng các quyền lợi như:
- Bảo hiểm y tế.
- Giáo dục.
- Trợ cấp.
- Hộ chiếu.
Bảo vệ quyền lợi của trẻ: Giấy khai sinh giúp bảo vệ quyền lợi của trẻ trong các trường hợp tranh chấp về thân nhân, thừa kế.
Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống: Giấy khai sinh là một trong những loại giấy tờ quan trọng mà mỗi cá nhân cần có để thực hiện các hoạt động trong cuộc sống. Việc làm giấy khai sinh cho trẻ em là trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ hợp pháp của trẻ.
Giúp quản lý dân số: Giấy khai sinh là nguồn dữ liệu quan trọng để quản lý dân số, lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
9. Những câu hỏi thường gặp
Con tôi sinh ra ở nước ngoài, tôi có thể làm giấy khai sinh cho con tại Việt Nam không?
Có. Bạn có thể làm giấy khai sinh cho con tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài. Sau đó, bạn cần làm thủ tục công nhận giấy khai sinh nước ngoài tại Việt Nam.
Con tôi sinh non, không đủ 28 tuần tuổi, tôi có thể làm giấy khai sinh cho con không?
Có. Bạn có thể làm giấy khai sinh cho con. Tuy nhiên, bạn cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện khai sinh cho trẻ sinh non (do cơ sở y tế cấp).
Tôi không có giấy tờ tùy thân, tôi có thể làm giấy khai sinh cho con mình không?
Có. Bạn có thể làm giấy khai sinh cho con mình. Bạn cần có Giấy xác nhận nhân thân (do UBND cấp xã nơi bạn thường trú cấp).
Nội dung bài viết:
Bình luận