Thủ tục là gì? (Cập nhật 2024)

Chúng ta thường nghe truyền thông, báo đài, tivi nhắc đến các cụm từ như: thủ tục hành chính, thủ tục đăng ký xe ôtô, thủ tục sang tên nhà đất, thủ tục vay vốn ngân hàng, v..v. Vậy thủ tục là gì? Tại sao lại đặt ra những thủ tục như vậy? Việc tiến hành các công việc theo thủ tục, trình tự nhất định có ý nghĩa gì? Sau đây, ACC xin đưa ra một số thông tin giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm thủ tục.

Thủ tục hành chính

1. Thủ tục là gì

Pháp luật không định nghĩa rõ khái niệm thủ tục là gì. Tuy nhiên, từ điển Tiếng việt đã định nghĩa khái niệm này như sau: thủ tục là một danh từ chỉ những công việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định để tiến hành một công việc có tính chất chính thức. Hay có thể hiểu đơn giản thủ tục là những việc cần làm theo một quy trình đã định sẵn để giải quyết một vấn đề nào đó.

Với những công việc xác định thì thủ tục, trình tự để tiến hành công việc đó sẽ được định sẵn để những người tham gia làm thủ tục có thể dễ dàng thực hiện theo.

2. Tại sao cần phải làm thủ tục?

Đối với mỗi một công việc, những nhà quản lý, người lãnh đạo ở tầm vĩ mô không thể đích thân thực hiện được mà phải giao cho cấp dưới làm, vì thế mà cần phải đặt ra trình tự, các thủ tục cố định cho công việc đó để những người ở dưới theo đó mà tiến hành công việc. Trình tự, thủ tục của một công việc sẽ được tạo thành văn bản và phải được phổ biến tới những người tham gia có liên quan. Nhìn chung, có thể xác định những ý nghĩa, vai trò của việc đặt ra những quy định, những thủ tục như sau:

  • Giúp nhà quản lý có thể nắm được tổng thể việc thực hiện công việc đó thông qua việc xem xét các thủ tục có được tiến hành đúng quy định hay không
  • Mọi người chỉ cần dựa vào những thủ tục đã được quy định sẵn mà tiến hành công việc
  • Các công việc được áp dụng thủ tục một cách chuyên nghiệp có thể tiến hành một cách hiệu và đạt hiệu suất cao
  • Làm ổn định và giúp phát triển xã hội

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì những thủ tục đặt ra quá rườm rà và lỗi thời, cần nhiều giấy tờ hồ sơ mới có thể được giải quyết vì thế đã gây ra những khó khăn, bất cập cho mọi người khi muốn thực hiện công việc

Để hiểu rõ hơn thủ tục là gì và thủ tục bao gồm những quy trình gì, các bạn có thể xem qua Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 59/2018/NĐ-CP

3. Ví dụ cụ thể về thủ tục

Nhằm giúp các bạn nắm được các trình tự, thủ tục là gì, sau đây chúng ta cùng nghiên cứu về thủ tục niêm yết di sản thừa kế như sau:

Đối với trường hợp người chết có để lại di chúc (di chúc hợp pháp) thì những người thừa kế chỉ cần làm giấy khai nhận di sản theo di chúc

Đối với trường hợp người chết không để lại di chúc, tài sản của người chết được chia theo pháp luật, khi đó thân nhân (thuộc các hàng thừa kế theo thứ tự) sẽ phải thỏa thuận, thực hiện chia thừa kế theo quy định của pháp luật rồi tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại gia hoặc có thể đến trực tiếp phòng công chứng để làm thủ tục niêm yết di sản thừa kế và phải mang đầy đủ các giấy tờ như sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Giấy tờ liên quan đến tài sản thừa kế
  • Di chúc (nếu có)
  • Giấy chứng tử của người chết
  • Các loại giấy tờ nhân thân như: căn cước công dân / chứng minh thư nhân dân / hộ chiếu

Sau đó những người thừa kế nộp lại hồ sơ làm thủ tục niêm yết di sản thừa kế gồm những giấy tờ trên cho văn phòng công chứng và đề nghị văn phòng công chứng thực hiện việc niêm yết di sản thừa kế của người chết để lại. Lúc này văn phòng công chứng sẽ thực hiện việc niêm yết di sản thừa kế công khai trong thời hạn 15 ngày tại Ủy Ban Nhân Dân cấp xã phường, nơi người có di sản thừa kế để lại theo đúng quy định của pháp luật. Tại điều 18 của Nghị Định số 29/2015/NĐ-CP đã quy định về nội dung niêm yết như sau:

  • Ghi rõ họ, tên người để lại di sản
  • Ghi rõ họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế, quan hệ với người để lại di sản
  • Danh mục di sản thừa kế
  • Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế, bỏ sót người thừa kế, di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho văn phòng công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

Trong thời hạn 15 ngày, nếu phòng công chứng nhận được phản hồi của Ủy ban nhân dân cấp xã phường về việc không xảy ra bất kì khiếu nại, tranh chấp gì hay bỏ sót người thừa kế, bỏ sót di sản thừa kế, di sản không thuộc quyền sở hữu thì sẽ kết thúc việc niêm yết di sản thừa kế, công chứng viên sẽ đọc văn bản khai nhận phân chia di sản đồng thời hướng dẫn nhân thân ký tên, điểm chỉ vào văn bản này.

4. Những câu hỏi thường gặp

4.1 Làm thủ tục đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh ở cơ quan nào?

Chủ hộ kinh doanh hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính. Nộp hồ sơ trực tuyến tại trang dịch vụ công của Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.

4.2 Làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu?

Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm. 

4.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục là gì không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về thủ tục là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.

4.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về thủ tục là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

 

Xem thêm bài viết thời hạn niêm yết di sản thừa kế

Trên đây là những lý luận sơ lược về thủ tục và một số ví dụ cụ thể, hy vọng có thể giúp các bạn nắm được khái niệm thủ tục là gì. Nếu các bạn cần luật sư tư vấn, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (239 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo