Thủ Tục Kinh Doanh Sản Xuất Bơ Thực Vật (Quy Định 2024)

Ngày nay các sản phẩm được chế biến từ thực vật rất tốt cho sức khỏe và được được người tiêu dùng ưu tiên sử dụng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh các chế phẩm từ thực vật được thành lập ngày càng nhiều trong đó có hoạt động kinh doanh sản xuất bơ thực vật. Vì vậy, bài viết này cung cấp thủ tục kinh doanh sản xuất bơ thực vật quy định 2023.

ACC là đơn vị chuyên cung cấp đầy đủ các quy định pháp luật trong thủ tục kinh doanh sản xuất bơ thực vật mới nhất 2023. Mời bạn theo dõi chi tiết bài viết này.

Thủ Tục Kinh Doanh Sản Xuất Bơ Thực Vật (Quy Định 2020)
Thủ Tục Kinh Doanh Sản Xuất Bơ Thực Vật (Quy Định 2023)

Thủ tục kinh doanh sản xuất bơ thực vật (Quy định 2023)

1. Khái niệm bơ thực vật

  • Bơ thực vật: Bơ thực vật là một thuật ngữ chỉ chung về các loại bơ có nguồn gốc từ thực vật và là loại bơ được chế biến từ dầu thực vật qua quá trình hydro hóa để làm thành dạng cứng hoặc dẻo và có thể đóng thành bánh.

2. Đặc điểm của bơ thực vật

  • Hàm lượng chất béo: thấp, khoảng 20%.
  • Bơ thực vật có chứa chất béo chưa bão hòa vì nó được làm từ dầu thực vật. Các chuyên gia y tế cho rằng những chất béo không bão hòa này làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh khác.
  • Công dụng: dùng trong nấu ăn, chiên rán, phết bánh là chủ yếu. Không dùng nhiều trong làm bánh vì trong quá trình chuyển hóa, một phần chất béo có lợi đã bị chuyển hóa thành chất béo bão hòa nên cũng gây ra một số nguy hại cho sức khỏe.

3. Quy định về sản xuất bơ thực vật

  • Việt Nam luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhiều mặt hàng nông thủy hải sản. Việt Nam cũng còn nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều đặc sản độc đáo, trong đó có nghành sản xuất bơ thực vật .
  • Do đó, thương nhân dự định kinh doanh sản xuất bơ thực vật thì phải thành lập công ty kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Sau khi thành lập công ty kinh doanh lĩnh vực chế biến thực phẩm bước tiếp theo thương nhân cần phải xin giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh bơ thực vật đủ điều kiện vệ sinh ATTP, tiếp đến thương nhân cần phải làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng cho bơ thực vật.
  • Sau khi thực hiện đầy đủ các bước như trên thương nhân có thể bắt tay vào kinh doanh sản xuất bơ thực vật và được sự bảo hộ của pháp luật.
  • Trên đây là toàn bộ quy trình để thương nhân có thể kinh doanh sản xuất bơ thực vật. Sau đây ACC xin cung cấp cụ thể cho từng bước trong thủ tục kinh doanh sản xuất bơ thực vật theo đúng quy định pháp luật.

4. Thành lập công ty chế biến thực phẩm

  • Lựa chọn loại hình công ty.
  • Lựa chọn tên công ty.
  • Lựa chọn trụ sở đặt công ty.
  • Vốn điều lệ công ty.
  • Người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Lựa chọn nghành nghề kinh doanh:

Mã nghành: 10402

Nghành nghề chi tiết:  Sản xuất dầu, bơ thực vật:

Thành phần hồ sơ:

  • Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
  • Đối với thành viên là cá nhân: bản sao công chứng không quá 03 tháng của Giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu hoặc căn cước công dân.
  • Đối với thành viên là tổ chức: bản sao công chứng quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật, công chứng của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức.

Cơ quan giải quyết: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn giải quyết: 06-08 ngày làm việc.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chế biên thực phẩm, bước tiếp theo doanh nghiệp cần phải làm là:

  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp.
  • Thủ tục cần làm sau thành lập công ty chế biến thực phẩm.
  • Treo biển tại trụ sở công ty.
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế.
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư.
  • Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử.
  • Kê khai và nộp thuế môn bài.
  • In và đặt in hóa đơn.
  • Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.

5. Xin giấy phép cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn về sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Thẩm quyền cấp:

  • Bộ Công thương hoặc Sở Công thương.

Thời hạn giải quyết: 15 ngày

6. Công bố tiêu chuẩn chất lượng bơ thực vật

Thành phần hồ sơ:

  • Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm bơ thực vật trong nước;
    • Bản sao công chứng giấy ĐKKD của thương nhân trong nước hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài.
    • Kết quả kiểm nghiệm (chỉ tiêu lý hóa, vi sinh, kim loại nặng) nếu không có thì phải gửi mẫu để kiểm nghiệm tại các trung tâm kiểm nghiệm tại Việt Nam.
    • Giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện VSATTP.
    • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn (nếu có yêu cầu nộp mẫu thẩm định thì mẫu phải gắn nhãn).
    • 3 mẫu sản phẩm.
  • Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm bơ thực vật nhập khẩu;
    • Bản sao công chứng giấy ĐKKD của thương nhân trong nước hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài.
    • Kết quả kiểm nghiệm (chỉ tiêu lý hóa, vi sinh, kim loại nặng) CA của nhà sản xuất được cấp bởi cơ quan kiểm định tại nước xuất xứ.
    • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn (nếu có yêu cầu nộp mẫu thẩm định thì mẫu phải gắn nhãn).
    • Một trong giấy chứng nhận sau: GMP, HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương nếu có hoặc giấy tương đương (bản sao công chứng nước ngoài hoặc trong nước).
    • Chứng nhận lưu hành tự do (CFS) và chứng nhận y tế của nước xuất xứ.
    • 3 mẫu sản phẩm.
  • Thời gian thực hiện hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm cho sản phẩm bơ thực vật:
  • Từ 7 – 10 ngày gồm thời gian kiểm nghiệm.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo