Ngày nay khi xã hội phát triển sự phân biệt giữ đô thị và nông thôn ngày càng rõ nét, tuy nhiên để phát triển xây dựng khu đô thị cần phải có đồ án quy hoạch rõ ràng và theo quy định pháp luật. Vì vậy, bài viết này cung cấp thủ tục kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị mới nhất.
ACC là đơn vị chuyên cung cấp các quy định pháp lý cần thiết trong thủ tục kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị mới nhất. Mời bạn tham khảo chi tiết dịch vụ bài viết này.
1. Khái niệm về thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
Thiết kế: Là việc tạo ra một bản vẽ hoặc quy ước nhằm tạo dựng một đối tượng, một hệ thống hoặc một tương tác giữa người với người có thể đo lường được (như ở các bản vẽ chi tiết kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật, quy trình kinh doanh, sơ đồ mạch điện, ni mẫu cắt may…). Ở các lĩnh vực khác nhau, việc thiết kế được gán những ý nghĩa khác nhau. Trong một số trường hợp, việc xây dựng, tạo hình trực tiếp một đối tượng cũng coi là vận dụng tư duy thiết kế.
Xây dựng: Là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.
Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.
Quy hoạch xây dựng đô thị: Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009 thì quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
2. Nguyên tắc thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
- Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng phát triển đô thị, quy hoạch chuyên ngành trong phạm vi đô thị, kế hoạch sử dụng đất đô thị, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong đô thị, thực hiện quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến quy hoạch đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
3. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng đô thị
- Cụ thể hoá định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia và các quy hoạch vùng liên quan; phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo đảm tính thống nhất với quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi đô thị; bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài hoà giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân.
- Dự báo khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát triển của đô thị; tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn khác có liên quan.
- Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và nét đặc trưng địa phương thông qua việc đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch đô thị.
- Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực phát triển đô thị, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
- Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hoà giữa các khu vực trong đô thị.
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác.
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác; bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên thông với các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế.
4. Các loại quy hoạch xây dựng đô thị.
- Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã , thị trấn và đô thị mới.
- Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới;
- Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng.
5. Quy định về tiêu chuẩn trong quy hoạch xây dựng đô thị.
- Theo quy định về tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng đô thị tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 và “tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4449:1987 về quy hoạch xây dựng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế” quy định một số tiêu chuẩn cơ bản trong quy hoạch xây dựng đô thị như sau:
- Nguyên tắc chung;
- Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn: là các trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của các hoạt động kinh tế, hành chính, khoa học, kỹ thuật, du lịch, nghỉ ngơi, văn hóa, dịch vụ công cộng của cả nước, của một vùng, của một tỉnh, một huyện hay một khu vực trong tỉnh, trong huyện.
- Các điểm dân cư phải có 4 đặc trưng:
- Có số dân từ 20.000 người trở lên.
- Có dưới 40% số lượng lao động làm việc trong ngành nông, lâm ngư nghiệp dưới hình thức tập thể và cá thể.
- Có mạng lưới công trình dịch vụ công cộng và cơ sở kỹ thuật hạ tầng như giao thông, cấp thoát nước, cấp điện ở mức độ phù hợp.
- Có mật độ dân số và mật độ xây dựng cao hơn hẳn mật độ dân số và mật độ xây dựng trung bình của vùng sản xuất nông nghiệp xung quanh.
- Quy định về từng tiêu chuẩn cụ thể:
- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
- Quy mô dân số.
- Mật độ dân số.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp.
- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị.
- Nhóm các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật.
- Các tiêu chuẩn về giao thông.
- Các tiêu chuẩn về cấp điện và chiếu sáng công cộng.
- Các tiêu chuẩn về cấp nước.
- Các tiêu chuẩn về hệ thống viễn thông.
- Nhóm các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường.
- Các tiêu chuẩn về thu gom, xử lý nước thải, chất thải.
- Các tiêu chuẩn về nhà tang lễ.
- Các tiêu chuẩn về cây xanh đô thị.
- Nhóm các tiêu chuẩn về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
6. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
- Theo Điều 10 Luật Quy hoạch đô thị 2009 tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tổ chức tư vấn lập quy hoạch đô thị phải có tư cách pháp nhân; đủ điều kiện về số lượng, năng lực chuyên môn của cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị, năng lực quản lý và các điều kiện kỹ thuật phù hợp với công việc đảm nhận.
- Cá nhân tham gia lập quy hoạch đô thị phải có chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp và có năng lực phù hợp với công việc được đảm nhận.
- Tổ chức tư vấn, cá nhân nước ngoài tham gia lập quy hoạch đô thị tại Việt Nam ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện quy định còn phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.
7. Thủ tục kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
- Khi tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị phải đáp ứng đầy đủ quy định về thiết kế xây dựng, sau đây ACC sẽ cung cấp cho bạn thủ tục để kinh doanh dịch vụ thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị mới nhất.
Điều kiện cấp thủ tục kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
* Căn cứ vào Luật xây dựng 2014, Nghị định 100/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị như sau:
* Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng I.
- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật: có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Về trình độ chuyên môn: Có trình độ đại học thuộc một trong các chuyên ngành: kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật hoặc các chuyên ngành có liên quan đến yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.
- Về kinh nghiệm:
- Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc thiết kế quy hoạch xây dựng từ 07 năm trở lên;
- Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Đạt yêu cầu sát hạch cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
* Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng II.
- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Về trình độ chuyên môn: Có trình độ đại học thuộc một trong các chuyên ngành: kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật hoặc các chuyên ngành có liên quan đến yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.
- Về kinh nghiệm:
- Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc thiết kế quy hoạch xây dựng từ 04 năm trở lên.
- Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
- Đạt yêu cầu sát hạch cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
* Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng III.
- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Về trình độ chuyên môn: Có trình độ chuyên môn được đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật hoặc các chuyên ngành có liên quan đến yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.
- Về kinh nghiệm:
- Có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc thiết kế quy hoạch xây dựng từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
- Đã tham gia thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất trong 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
- Đạt yêu cầu sát hạch cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
Hồ sơ đề nghị cấp thủ tục kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và phải có bản dịch sang tiếng Việt được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị nâng hạng chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
- Các quyết định phân công công việc (giao nhiệm vụ) của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai.
- Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài.
- Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
* Lưu ý: Các tài liệu b, c, d, f, phải là bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu.
3 Quy trình cấp thủ tục kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng đô thị.
- Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng phải thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị.
* Thẩm quyền cấp:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng Chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng I.
- Sở Xây dựng cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng II và hạng III.
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng II và hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.
* Thời hạn giải quyết: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Lệ phí cấp: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/chứng chỉ.
* Thời hạn của Chứng chỉ: 05 năm.
- Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.
Nội dung bài viết:
Bình luận