Ngày nay khi xã hội phát triển việc thiết kế quy hoạc xây dựng tạo lập môi trường thích hợp cho dân sinh sống là nhu cầu cần thiết. Tuy nhiên để thực hiện được công việc phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Bài viết này cung cấp các quy định cần thiết trong thủ tục kinh doanh dịch vụ thiết kế quy hoạch xây dựng mới nhất.
ACC là đơn vị chuyên cung cấp các quy định pháp lý cần thiết nhanh chóng và hiệu quả nhất trong thủ tục kinh doanh dịch vụ lập thiết kế quy hoạch xây dựng mới nhất 2023. Mời bạn tham khảo chi tiết bài viết này.
1.Khái niệm về thiết kế quy hoạch xây dựng.
Thiết kế: Là việc tạo ra một bản vẽ hoặc quy ước nhằm tạo dựng một đối tượng, một hệ thống hoặc một tương tác giữa người với người có thể đo lường được (như ở các bản vẽ chi tiết kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật, quy trình kinh doanh, sơ đồ mạch điện, ni mẫu cắt may…). Ở các lĩnh vực khác nhau, việc thiết kế được gán những ý nghĩa khác nhau. Trong một số trường hợp, việc xây dựng, tạo hình trực tiếp một đối tượng cũng coi là vận dụng tư duy thiết kế.
Xây dựng: Là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.
Quy hoạch xây dựng: Theo Khoản 30 Điều 3 Luật xây dựng 2014 quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.
2. Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng.
2. 1. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng.
- Phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững; thống nhất với quy hoạch phát triển ngành; công khai, minh bạch, kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân.
- Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, di tích lịch sử, di sản văn hóa và nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc điểm lịch sử, văn hóa, trình độ khoa học và công nghệ theo từng giai đoạn phát triển.
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm sự kết nối, thống nhất công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực, vùng, quốc gia và quốc tế.
- Bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động bất lợi đến cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.
- Xác lập cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong vùng, khu chức năng đặc thù, khu vực nông thôn.
2. 2. Nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoach xây dựng.
- Việc thực hiện chương trình, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và phù hợp với nguồn lực huy động.
- Cấp độ quy hoạch xây dựng phải bảo đảm thống nhất và phù hợp với quy hoạch có cấp độ cao hơn.
* Các loại quy hoạch xây dựng.
- Quy hoạch xây dựng gồm các loại sau:
- Quy hoạch vùng.
- Quy hoạch đô thị.
- Quy hoạch khu chức năng đặc thù.
- Quy hoạch nông thôn.
- Quy hoạch xây dựng được lập căn cứ vào các nội dung sau:
- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch ngành, định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, quy hoạch xây dựng có liên quan đã được phê duyệt.
- Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng và quy chuẩn khác có liên quan.
- Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương.
3. Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
* Theo quy định 100/2018/NĐ-CP của pháp luật hiện hành thì Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng được phân thành các hạng sau đây: Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng I, Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng II và Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng III. Trình tự mỗi thủ tục được thực hiện như sau;
3. 1. Điều kiện kinh doanh thiết kế quy hoạch xây dựng đối với cá nhân hành nghề độc lập.
* Đối với chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoach xây dựng hạng I.
- Có đủ năng lực hành vi dân sự: Theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Về trình độ chuyên môn:Có trình độ đại học thuộc một trong các chuyên ngành: kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật hoặc các chuyên ngành có liên quan đến yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.
- Về kinh nghiệm:
- Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng (trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện hoặc quy hoạch chung) thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Về phạm vi hoạt động: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng.
* Đối với chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoach xây dựng hạng II.
- Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Về trình độ chuyên môn:Có trình độ đại học thuộc một trong các chuyên ngành: kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật hoặc các chuyên ngành có liên quan đến yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.
- Về kinh nghiệm:
- Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
- Về phạm vi hoạt động: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* .Đối với chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoach xây dựng hạng III.
- Có đủ năng lực hành vi dân sự: Theo quy định của pháp luật; có giấy phép cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Về trình độ chuyên môn:Có trình độ đại học thuộc một trong các chuyên ngành: kiến trúc, quy hoạch xây dựng, kinh tế đô thị, hạ tầng kỹ thuật hoặc các chuyên ngành có liên quan đến yêu cầu của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng.
- Về kinh nghiệm:
- Đã tham gia thiết kế bộ môn chuyên ngành ít nhất trong 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
- Về phạm vi hoạt động: Được làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế bộ môn chuyên ngành các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. 2. Điều kiện kinh doanh thiết kế quy hoạch xây dựng đối với tổ chức.
* Đối với chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoach xây dựng hạng I.
- Cá nhân có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận khi đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch; chủ trì các bộ môn kiến trúc – quy hoạch, kinh tế đô thị; và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch.
- Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trong đó ít nhất 01 đồ án là quy hoạch xây dựng vùng liên huyện; quy hoạch xây dựng vùng huyện; hoặc quy hoạch chung.
- Về phạm vi hoạt động: Được lập các loại đồ án quy hoạch xây dựng.
* Đối với chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoach xây dựng hạng II.
- Cá nhân có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận khi đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án quy hoạch, chủ trì các bộ môn kiến trúc – quy hoạch; kinh tế đô thị; và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch.
- Đã thực hiện lập ít nhất 01 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền; và đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Hoặc 02 đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền; và đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
- Về phạm vi hoạt động: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
* Đối với chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoach xây dựng hạng III.
- Cá nhân có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận khi đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn kiến trúc – quy hoạch; kinh tế đô thị; và các chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật khác của đồ án quy hoạch.
- Về phạm vi hoạt động: Được lập các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
- Cá nhân đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng.
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý hoạt động xây dựng thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có trách nhiệm tổ chức sát hạch cho cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Trường hợp cá nhân có nhu cầu đăng ký sát hạch trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thì gửi tờ khai đăng ký sát hạch theo mẫu tại Phụ lục II Nghị định 100/2018/NĐ-CP đến cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề. Việc sát hạch được tiến hành định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất do thủ trưởng cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề quyết định.
- Nội dung sát hạch bao gồm phần câu hỏi về kinh nghiệm nghề nghiệp và phần câu hỏi về kiến thức pháp luật. Trường hợp cá nhân có chứng chỉ hành nghề cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003 còn thời hạn sử dụng thì khi tham dự sát hạch được miễn nội dung về kiến thức chuyên môn đối với lĩnh vực hành nghề ghi trên chứng chỉ. Kết quả sát hạch được bảo lưu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày sát hạch để làm căn cứ xét cấp chứng chỉ hành nghề.
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý hoạt động xây dựng có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng.
5. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục I Nghị định 100/2018/NĐ-CP kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trắng chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Văn bằng do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp phù hợp với loại, hạng chứng chỉ đề nghị cấp.
- Chứng chỉ hành nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị nâng hạng chứng chỉ hành nghề.
- Các quyết định phân công công việc của tổ chức cho cá nhân hoặc văn bản xác nhận của đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư về các công việc tiêu biểu mà cá nhân đã hoàn thành theo nội dung kê khai. Người ký xác nhận phải chịu trách nhiệm về sự trung thực của nội dung xác nhận. Trường hợp cá nhân hành nghề độc lập thì phải có hợp đồng và biên bản nghiệm thu các công việc thực hiện tiêu biểu đã kê khai.
- Giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với trường hợp cá nhân là người nước ngoài.
- Kết quả sát hạch đạt yêu cầu trong trường hợp đã sát hạch trước ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng.
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng cấp chứng Chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng I.
- Sở Xây dựng cấp Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng II và hạng III.
- Tổ chức xã hội - nghề nghiệp được công nhận đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng hạng II và hạng III cho cá nhân là hội viên, thành viên của mình.
* Thời hạn giải quyết thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng. 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Lệ phí cấp: 000 (ba trăm nghìn) đồng/chứng chỉ.
* Thời hạn của chứng chỉ: 05 năm.
- Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.
Nội dung bài viết:
Bình luận