Thủ Tục Kinh Doanh Cơ Sở Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm Tại Đồng Nai (Cập nhật 2024)

 Nhu cầu trong sử dụng thực phẩm tươi sống đặc biệt về gia súc, gia cầm của người dân hiện nay là rất lớn, do đó, nhiều đơn vị kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm ra đời. Là một lĩnh vực kinh doanh liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, các quy định của pháp luật đối với thủ tục mở và đi vào hoạt động chính thức đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tương đối khắt khe.

Khi có nhu cầu mở cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại Đồng Nai, chủ cơ sở phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Thủ Tục Kinh Doanh Cơ Sở Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm Tại Đồng Nai
Thủ Tục Kinh Doanh Cơ Sở Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm Tại Đồng Nai

Thủ tục kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại Đồng Nai

1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Đồng Nai:

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Bước 1: Nộp hồ sơ:

  • Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan có thẩm quyền.
  • Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp, thông qua mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu;
  • Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở theo mẫu.
  • Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ;
  • Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền:
    • Thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong 07 (bảy) ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B);
    • Hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại).
    • Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Kết quả thực hiện: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận này có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm.
  • Điều kiện thực hiện thủ tục: Để hoạt động hợp pháp, trước hết cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại Đồng Nai phải đáp ứng các điều kiện như sau: Về địa điểm giết mổ:
  • Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải có khoảng cách an toàn với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt, trại chăn nuôi, chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các nguồn gây ô nhiễm;
  • Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm khi hoạt động phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

          Lưu ý trong khi thực hiện hoạt động kinh doanh cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tại Đồng Nai, cơ sở cần đáp ứng yêu cầu cụ thể, bao gồm:

2. Yêu cầu đối với giết mổ động vật trên cạn để kinh doanh:

  • Động vật giết mổ là động vật có trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm soát giết mổ theo quy trình.
  • Việc giết mổ động vật phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật tập trung bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
  • Trường hợp tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung thì việc giết mổ động vật được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ và phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y.
  • Động vật có trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ khi đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và được đối xử theo quy định: “Giảm thiểu đau đớn, sợ hãi, đối xử nhân đạo với động vật trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển, giết mổ, tiêu hủy, phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.”

3. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật

Cơ sở giết mổ động vật tập trung:

  • Địa điểm phải theo quy hoạch của chính quyền địa phương;
  • Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
  • Trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
  • Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.

Cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ:

  • Địa điểm phải tách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
  • Trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật;
  • Có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục vụ cho việc giết mổ động vật;
  • Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Người trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.

Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh:

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
  • Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
  • Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm sản phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại;
  • Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.

Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật nhỏ lẻ:

  • Có khoảng cách bảo đảm không bị ô nhiễm bởi các tác nhân gây hại;
  • Trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho việc sơ chế, chế biến sản phẩm động vật;
  • Có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Người trực tiếp tham gia sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện quy trình vệ sinh trong quá trình sơ chế, chế biến.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo