THỦ TỤC KIỆN ĐÁNH NGƯỜI GÂY THƯƠNG TÍCH MỚI 2022

Gavel, Handcuffs Andbook On Law On Beige Background

Thời đại công nghệ ngày càng phát triển, hàng ngày chúng ta tiếp cận với rất nhiều vấn đề của xã hội bao gồm cả tích cực và tiêu cực. Một trong những vấn nạn đang nhức nhối hiện nay là hiện trạng “ Đánh người gây thương tích “. Đây là một trong những vấn đề không những gây hại trực tiếp tới bản thân nạn nhân mà nó còn phản ánh phần nào thực tế xã hội. Dù được tiếp cận với rất nhiều sự thay đổi tốt về giáo dục và đạo đức luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu ở tất cả mọi nơi nhưng những hành động “xấu xí” đó nếu không được chấn chỉnh và xử lý kịp thời sẽ khiến một số bộ phận có thể có những tư duy sai lệch về lối sống và cách hành xử với mọi người.

Vậy chúng ta phải làm thế nào nếu người thân hoặc chính bản thân không may bị rơi vào trường hợp đó? Mỗi cá nhân nên trang bị cho mình kiến thức về thủ tục kiện đánh người gây thương tích để từ đó có thể bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết nhất.

1.Đánh người gây thương tích là gì?

Đánh người gây thương tích là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác. Tùy vào mức độ gây thương tích khác nhau thì người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở mức độ khác nhau.

2.Xác định tỷ lệ tổn thương đối với cơ thể

Tỷ lệ tổn thương cơ thể được xác định trên cơ sở Điều 205, 206 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 hay cụ thể hơn là theo phương pháp xác định tổn thương cơ thể được quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT.

Cách xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể dựa trên phương pháp cộng các phần tỷ lệ % tổn thương cơ thể khác nhau được quy định tại bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể hay tổn hại sức khỏe ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BYT.

Lưu ý: thương tích và thương tật trong vụ án hình sự là hai khái niệm khác nhau:

- Thương tích: tình trạng vết thương trên cơ thể do bị tổn thương vì tai nạn, bom đạn hay do các hành vi phạm tội gây nên.

- Thương tật: những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được điều trị.

Dù hai khái niệm khác nhau nhưng cách xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể đều dựa vào Thông tư 22/2019/TT-BYT để tiến hành giám định.

3.Hành vi đánh người gây thương tích được tố cáo khi nào?

Theo Điều 155 tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì hành vi đánh người gây thương tích tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sẽ bị khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại, là những người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết .

Người bị hại hoặc người đại diện sẽ tự mình viết đơn nhân danh người bị hại tố cáo và yêu cầu khởi tố hình sự đối với hành vi đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe… đến cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận, huyện để thụ lý điều tra.

Cơ quan chức năng sẽ tiến hành truy tố bị can khi xem xét thấy hành vi đánh người gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe đó gây ra tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp nguy hiểm quy định trong Điều 134 BLHS 2015.

Tỷ lệ thương tật sẽ do cơ quan này có thẩm quyền ra quyết định giám định và đưa ra kết luận.

4.Mức xử phạt đối với hành vi đánh người gây thương tích

-  Tỷ lệ từ 11% – 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp đặc biệt tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

-  Tỷ lệ từ 31% – 60%: phạt tù từ 02 năm đến 06 năm;

-  Tỷ lệ từ 61% trở lên: tùy vào mức độ NGUY HIỂM và tỷ lệ thương tổn cơ thể trên thực tế để áp dụng mức xử phạt tương ứng: từ 07 năm – 20 năm hoặc tù chung thân

5.Yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo khoản 1 Điều 548 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể rằng người có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường có quy định khác điều chỉnh về vấn đề này.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đối với hành vi đánh người gây thương tích (được quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015) như sau:

- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

-  Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

-  Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

-  Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi mình gây ra.

6.Thủ tục đánh người gây thương tích

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị đánh có thể gửi đơn tố cáo hành vi tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Nội dung mẫu đơn tố cáo bao gồm:

-       Ngày, tháng, năm tố cáo;

-       Họ tên, địa chỉ của người tố cáo;

-       Cách thức liên hệ với người tố cáo;

-       Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo;

-       Các thông tin khác có liên quan;

-      Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo

Theo quy định tại khoản 2 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo gồm:

-    Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

-    Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

Cơ quan giải quyết tố cáo

Thẩm quyền giải quyết tố cáo thuộc về các cơ quan được quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

-   Cơ quan điều tra giải quyết tố cáo theo thẩm quyền điều tra của mình;

-   Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tố cáo theo thẩm quyền điều tra của mình;

-   Viện kiểm sát giải quyết tố cáo khi phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

Thủ tục giải quyết tố cáo

Thụ lý tố cáo

-    Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Tố cáo 2018.

-    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.

Xác minh nội dung tố cáo

-    Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo. Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.

-    Người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.

Kết luận nội dung tố cáo

-    Kết quả xác minh nội dung tố cáo;

-    Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;

-    Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;

-    Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện;

-    Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân bị đánh.

Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý theo Điều 36 Luật Tố cáo 2018.

Chúng ta đang sống ở một xã hội văn minh và hiện đại, nơi mà quyền con người luôn được đề cao nhất. Chính vì vậy, bản thân chúng ta cần hiểu rõ và nắm vững những kiến thức thực tiễn để có thể bảo vệ chính mình.

Trên đây là những nội dung phân tích của Công ty luật ACC về vấn đề thủ tục khởi kiện đánh người gây thương tích. Trường hợp Quý bạn đọc còn bất cứ thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ pháp lý về các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi. 

Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp.  

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo