Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc mới nhất (Cập nhật 2022)

Khi được nhận thừa kế theo di chúc, chúng ta đều muốn thực hiện nhận di sản một cách nhanh nhất có thể. Và sau đây là thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc mới nhất và chi tiết nhất. Xin mời đón đọc!

Mau-van-ban-tu-choi-nhan-tai-san-thua-ke

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc mới nhất (Cập nhật 2022)

1. Thừa kế theo di chúc là gì?

Pháp luật tôn trọng và bảo vệ việc một người trước khi chết định đoạt lại tài sản của mình cho người khác thể hiện qua việc lập di chúc.

Theo đó để di chúc được coi là hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện về:

- Chủ thể lập di chúc,

- Nội dung,

- Hình thức của di chúc phải đảm bảo theo các yêu cầu của pháp luật.

Sau khi người để lại di chúc chết, di chúc sẽ phát sinh hiệu lực, những người hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể tiến hành “thủ tục khai” nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên có những trường hợp người không có tên trong di chúc vẫn được nhận di sản khi họ thuộc các đối tượng hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015, là những người vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

- Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc mới nhất là gì?

Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự định đoạt của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Vì vậy, trước khi chết họ có quyền định đoạt tài sản của mình cho ai theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc đã lập. Sau khi người để lại di chúc chết, di chúc phát sinh hiệu lực, những người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người để lại di chúc có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (là: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động) thì chủ thể tiến hành khai nhận di sản thừa kế ngoài những người được chỉ định trong di chúc còn có những người này, hoặc người đại diện theo pháp luật của họ (đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự).

3. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

- Giấy chứng tử của người để lại di sản;

- Di chúc;

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà đất;

- Chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, hộ khẩu của người được hưởng di sản theo di chúc.

4. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc mới nhất

Để có thể giúp quý vị có thể nắm bắt được thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc mới nhất, ACC sẽ tóm tắt quy trình thực hiện thủ tục nói trên như sau:

- Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.

- Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Trường hợp chỉ một người duy nhất thì lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo Điều 50 Luật Công chứng. Trường hợp người thừa kế có cả người thừa kế theo di chúc và những người được hưởng di sản theo Điều 669 Bộ luật Dân sự thì có thể lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế (tất cả các thừa kế cùng nhận di sản và không thỏa thuận phân chia) hoặc lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014.

- Sau khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức công chứng, những người thừa kế sẽ tiến hành thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất. Hồ sơ bao gồm: Bản chính văn bản khai nhận thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản, giấy chứng tử, di chúc …).

5. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc mới nhất

Việc công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Trên đây là vấn đề thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc mới nhất (Cập nhật 2022) mà ACC đã gửi tới quý khách hàng. Nếu sau khi tham khảo bài viết mà vẫn còn nhiều thắc mắc, hãy liên hệ với ACC để được giải đáp nhanh chóng nhất và chính xác nhất quý vị nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo