Thủ tục kinh doanh dịch vụ hàng không cập nhật 2024

Trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì ngành dịch vụ vận tải hàng không Việt Nam đang có sự cạnh tranh giành thị phần khốc liệt đến từ các doanh nghiệp lớn, đặc biệt khi mà hàng loạt quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hàng không và kinh doanh cảng hàng không đã được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường. Tuy nhiên không phải cá nhân, tổ chức nào cũng nắm được thủ tục kinh doanh dịch vụ hàng không. Vậy quy định về hồ sơ, thủ tục kinh doanh hàng không như thế nào thì hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thủ tục kinh doanh dịch vụ hàng không
Thủ tục kinh doanh dịch vụ hàng không

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng không

Điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay

Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:

  • Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách;
  • Dịch vụ khai thác khu bay;
  • Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa;
  • Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không;
  • Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất;
  • Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không;
  • Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không;
  • Dịch vụ kỹ thuật hàng không;
  • Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.

Doanh nghiệp được phép thực hiện kinh doanh các dịch vụ trên, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Dịch vụ khai thác khu bay do doanh nghiệp cảng hoặc tổ chức được Bộ Giao thông vận tải giao quản lý kết cấu hạ tầng sân bay cung cấp.

Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không do lực lượng kiểm soát an ninh hàng không được tổ chức theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam cung cấp.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay

Phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay, khả năng đáp ứng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay.

Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tổ chức bộ máy bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ hàng không liên quan tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;
  • Có đội ngũ nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;
  • Đáp ứng các điều kiện, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật khác có liên quan;
  • Đáp ứng các điều kiện về vốn theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác

Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác bao gồm các nội dung sau đây:

  • Số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay;
  • Hình thức chiếm hữu;
  • Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
  • Số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không tối thiểu là 03 tàu bay đối với kinh doanh vận chuyển hàng không; tối thiểu là 01 tàu bay đối với kinh doanh hàng không chung.

Điều kiện về tổ chức bộ máy

Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an toàn, an ninh, hoạt động khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất.

Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo dưỡng tàu bay, huấn luyện bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ nhiệm, có văn bằng, chứng chỉ được cấp hoặc công nhận theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, số thành viên là người nước ngoài không được vượt quá một phần ba tổng số thành viên tham gia bộ máy điều hành. Bộ máy điều hành để tính tỷ lệ theo yêu cầu, gồm:

  • a) Tổng Giám đốc (Giám đốc), các Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc);
  • b) Kế toán trưởng;
  • c) Người phụ trách các lĩnh vực: hệ thống quản lý an toàn; khai thác tàu bay; bảo dưỡng tàu bay; huấn luyện tổ bay và người giữ chức vụ tương đương xác định theo bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.”

Điều kiện về vốn

Mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:

  • Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;
  • Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;
  • Khai thác trên 30 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam.
  • Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:

  • Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ;
  • Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất;
  • Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.”

2. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh hàng không

Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép theo quy định;
  • Bản chính văn bản xác nhận vốn;
  • Tài liệu giải trình của doanh nghiệp về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không theo quy định.
  • Trong thời hạn 12 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay theo Mẫu quy định. Trường hợp không cấp giấy phép Cục Hàng không Việt Nam phải gửi văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam phải có văn bản trả lời hướng dẫn người đề nghị hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
  • Cục Hàng không Việt Nam thông báo về việc cấp giấy phép cho Cảng vụ hàng không để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép hoặc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc không cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, Giấy phép kinh doanh hàng không chung.

Trên đây là những tư vấn của ACC về thủ tục kinh doanh dịch vụ hàng không. Nếu các bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi, ACC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo