Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài (Cập nhật 2024)

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bạn có những thắc mắc không biết hỏi ai khi bắt tay thực hiện thủ tục này? Vậy hãy đọc bài viết sau đây của chúng tôi để có được những thông tin hữu ích về Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài. Nếu vẫn còn có thắc mắc cần được giải đáp và hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi, Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng đồng hành pháp lý cùng với bạn.

u

Thủ Tục Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Ở Nước Ngoài (Cập Nhật 2023)

1. Thế nào là Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài?

Khi các công dân của một nước muốn một văn bản công được cấp bởi các nhà chức trách của nước đó có hiệu lực tại một nước khác, hoặc ngược lại, một văn bản được cấp bởi các nhà chức trách của nước khác, ví dụ nước nơi công dân đó cư trú, muốn có hiệu lực tại nước đó. Trong các trường hợp này văn bản đó cần được công nhận bởi các nhà chức trách của Quốc gia nơi văn bản này có hoặc muốn có hiệu lực pháp lý.

Việc công nhận nói trên được thực hiện qua cơ quan ngoại giao hoặc lãnh sự làm thủ thục hợp pháp hóa lãnh sự, và trên cơ bản được thể hiện qua một hệ thống các chữ ký trên văn bản đó. Mỗi một chữ ký sẽ chứng nhận tính xác thực của chữ ký của người ký trước đó bằng hình thức ký kèm theo dấu với nội dung như sau hoặc tương tự. Nghĩa là Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự chữ ký trên, vì có vẻ, giống với mẫu chữ ký đăng ký, mà không đánh giá tính chính xác của nội dung văn bản hay mục đích sử dụng cuối cùng của văn bản. Chữ ký cuối cùng, theo logic luôn luôn là chữ ký của nhà chức trách của nước nơi văn bản đó cần có hiệu lực. 

Như vậy, bạn có thể thực hiện Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ tại cơ quan đại của Việt Nam ở nước ngoài chữ không nhất thiết phải thực hiện tại Việt Nam

2. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài tại Cơ quan đại diện Việt Nam

Thành phần hồ sơ
a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định (Có thể in từ Cổng thông tin điện tử về Công tác lãnh sự - Bộ Ngoại giao: lanhsuvietnam.gov.vn);
b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm;
đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Cơ quan đại diện.

3. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài

Bước 1: Chứng thực giấy tờ, tài liệu cấp tại nước ngoài tại cơ quan công chứng có thẩm quyền của nước nơi các văn bản đã được ban hành.

Bước 2: Xin chứng nhận của cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của nước nơi các văn bản đã được ban hành

Mang tài liệu cấp tại nước ngoài đã được công chứng đến chứng thực tại:

  • Cơ quan ngoại giao thẩm quyền nằm ở các quốc gia nơi văn bản đã được ban hành, hoặc
  • Bộ phận ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự đặt ở Việt Nam (áp dụng với trường hợp văn bản này đã hoàn thành bước 1 có sẵn tại Việt Nam).

 Bước 3: Xin chứng nhận của cơ quan đại diện ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam để hợp pháp hóa lãnh sự để sử dụng tại Việt Nam

  • Chuẩn bị bộ hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại mục hồ sơ nêu trên.
  • Mang bộ hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam để hợp pháp hóa lãnh sự.

 Bước 4: Dịch thuật công chứng tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự ra tiếng Việt để sử dụng tại Việt Nam

4. Điều kiện hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài tại các cơ quan đại diện của Việt Nam?

Trên thực tế, việc hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam có những quy định về điều kiện là khác nhau. Tuy nhiên, điều kiện chung nhất để có thể thực hiện hợp pháp hóa đó là giấy tờ, tài liệu cần phải được chứng nhận lãnh sự bởi cơ quan có thẩm quyền của nước mà giấy tờ đó được cấp.

Thông thường, hầu hết các giấy tờ, tài liệu có thể hợp pháp hóa lãnh sự tại đại sứ quán, lãnh sự quán của nước ngoài ở Việt Nam là giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyển của Việt Nam cấp.

Trên đây là các thông tin ACC cung cấp đến quý bạn đọc về Thủ Tục Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Ở Nước Ngoài (Cập Nhật 2021).  Trên thực tế thực hiện có thể phát sinh các vướng mắc bất cập, nếu bạn có thắc mắc gì về Thủ Tục Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự Ở Nước Ngoài (Cập Nhật 2021) hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng! Hãy liên hệ với chúng tôi:

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (316 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo