Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài (cập nhật 2024)

Trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc, bạn có nhu cầu sử dụng giấy tờ và tài liệu được cấp ở nước ngoài tại Việt Nam. Và thủ tục cần phải thực hiện để đạt được mục đích này là hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài. Tuy nhiên, bạn vẫn đang có một số thắc mắc về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài và cần thêm các thông tin có liên quan. Hãy cùng ACC tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài

1. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài là gì?

Theo quy định Khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP về Chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự thì: “Hợp pháp hóa lãnh sự được định nghĩa là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam”.

Theo đó, đây là một thủ tục cần thiết để pháp luật Việt Nam có thể công nhận giá trị pháp lý của tài liệu, giấy tờ nước ngoài.

Lưu ý:

  • Việc hợp pháp hóa lãnh sự chỉ thể hiện việc chứng nhận của cơ quan đối với con dấu, chức danh, chữ ký mà không bao hàm nội dung, hình thức của tài liệu được hợp pháp hóa lãnh sự
  • Trước khi thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự, bạn cần phải chứng nhận lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền nơi cấp giấy tờ, tài liệu.

2. Điều kiện của giấy tờ, tài liệu nước ngoài để được hợp pháp hóa lãnh sự

Tuỳ vào mục đích công việc và kế hoạch của mỗi người mà có các loại tài liệu, giấy tờ nước ngoài khác nhau cần thực hiện hợp pháp hoá lãnh sự như:

  • Giấy khai sinh;
  • Bằng đại học;
  • Chứng chỉ;
  • Giấy chứng nhận kết hôn;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy xác nhận độc thân;
  • Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng;
  • ….

Tuy nhiên, có 05 loại giấy tờ tài liệu không được hợp pháp hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm:

  • Tài liệu, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xoá sai quy định.
  • Tài liệu, giấy tờ có chứa các chi tiết mâu thuẫn.
  • Tài liệu, giấy tờ giả mạo hoặc được cấp sai thẩm quyền.
  • Tài liệu, giấy tờ có chữ ký, con dấu nhưng không phải loại gốc đúng quy định.
  • Tài liệu, giấy tờ có chứa nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.

3. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài

Trình tự thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài gồm 03 bước:

Bước 1: Công chứng giấy tờ, tài liệu

Bạn sẽ tiến hành dịch thuật sang tiếng việt và công chứng giấy tờ, tài liệu tại văn phòng công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Chứng nhận lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài với hồ sơ bao gồm:

  • Bản gốc giấy tờ, tài liệu cần chứng nhận lãnh sự;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân, hoặc xuất trình khi nộp trực tiếp;
  • Bản uỷ quyền nếu nhờ nộp hộ.

Sau khi nhận được kết quả chứng nhận lãnh sự giấy tờ thì bạn sử dụng giấy tờ đó để thực hiện bước tiếp theo.

Bước 3: Hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với hồ sơ bao gồm:

  • 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
  • Trường hợp nộp trực tiếp: người đề nghị sẽ xuất trình giấy tờ tùy thân (bản chính). Trường hợp nộp qua bưu điện: 01 bản chụp giấy tờ tùy thân.
  • Giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài chứng nhận;
  • 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Nếu đã sử dụng loại tiếng này thì không cần bản dịch.
  • 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đã được chứng nhận và 01 bản chụp bản dịch (nếu có);
  • Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của tài liệu thì thêm 01 bản gốc + 01 bản sao giấy tờ, tài liệu có liên quan.

Bạn sẽ nộp hồ sơ này tại một trong các cơ quan: Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Hà Nội, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài.

Sau đó khi giải quyết xong, cơ quan sẽ trả kết quả cho bạn.

Khi nhận được kết quả giấy tờ được hợp pháp hóa lãnh sự thì bạn đã có thể sử dụng hợp pháp tại Việt Nam.

4. Chi phí thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài

Lệ phí bạn cần phải nộp tại cơ quan hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam:

  • Đối với hợp pháp hóa lãnh sự: 30.000 đồng/bản.
  • Đối với việc cấp bản sao giấy tờ, tài liệu: 5.000 đồng/bản.

Đây chỉ là lệ phí bạn phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Ngoài ra, bạn còn cần phải nộp thêm lệ phí chứng nhận lãnh sự cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài tùy thuộc vào quy định tại nước đó.

Lưu ý: chưa bao gồm các chi phí phát sinh thêm ngoài lệ phí phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền như là phí dịch thuật, phí chuyển phát giấy tờ.

5. Thời gian thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài

Khi bạn thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài, bạn sẽ trải qua giai đoạn dịch thuật, công chứng; chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự. Do đó, tổng thời gian hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài có thể ước lượng như sau:

  • Thời gian dịch thuật, công chứng: thời gian khác nhau phụ thuộc vào từng nơi thực hiện cụ thể.
  • Thời gian chứng nhận lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài sẽ tuỳ vào quy định của quốc gia đó, nhưng thông thường sẽ là 1-2 ngày nếu nộp trực tiếp. Thời gian có thể kéo dài hơn đối với một số quốc gia.
  • Thời gian hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là: 01 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ hoặc kéo dài không quá 05 ngày làm việc tùy vào số lượng giấy tờ (10 giấy tờ, tài liệu trở lên).

Trên đây là toàn bộ thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ nước ngoài. Nếu bạn có bất kỳ thông tin nào thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp lý từ phía công ty, hãy liên hệ Công ty Luật ACC chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (302 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo