Hợp pháp hóa lãnh sự CFS là một thủ tục cần thiết. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Vì tài liệu này là do đối tác nước ngoài cung cấp cho nhà nhập khẩu tại Việt Nam nên phải được hợp pháp hóa lãnh sự thì mới có giá trị pháp lý tại Việt Nam. Bài viết sau đây, Công ty Luật ACC xin được cung cấp các thông tin cần thiết về Hợp pháp hóa lãnh sự CFS. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Thủ Tục Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự CFS (Cập Nhật Mới Nhất 2023)
1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
Theo quyết định số 10/2012/QĐ-TTg, giấy phép lưu hành tự do là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
CFS bao gồm cả những giấy chứng nhận mang đến đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của CFS và một số loại giấy chứng nhận có nội dung tương tự.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu về nội dung sau:
• Tên cơ quan cấp CFS;
• Số tham chiếu của CFS;
• Ngày cấp của CFS;
• Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS;
• Loại hay nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS;
• Tên và địa chỉ của nhà sản xuất;
• Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và bán tự do tại thị trường của nước sản xuất;
• Họ tên, chữ ký, chức danh của người cấp CFS và con dấu của cơ quan cấp CFS.
2. Các bước để hợp pháp hóa lãnh sự CFS
Để được hợp pháp hóa lãnh sự, doanh nghiệp cần thực hiện các bước:
Bước 1: Trước tiên, sau khi văn bản đã có chữ ký và con dấu của người đại diện của cơ quan có thẩm quyền cấp CFS, cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu (có thể là Bộ ngoại giao của nước xuất khẩu) sẽ xác thực chữ ký và con dấu của người đứng đầu cơ quan cấp CFS.
Bước 2: Sau đó văn bản sẽ tiếp tục được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đặt tại nước xuất khẩu hợp pháp hóa (có thể Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán của
Việt Nam).
Bước 3: Sau khi đã hợp pháp hóa đầy đủ CFS có thể gửi về Việt Nam để sử dụng. Trường hợp, đối với một số nước, cơ quan đại diện của nước đó (nước xuất khẩu) có quyền hợp pháp hóa thì sau khi CFS được cấp thì gửi về Việt Nam để thực hiện việc này, cơ quan có thẩm quyền là:
+ Đại sứ quán/ Tổng lãnh sứ quán của nước ban hành văn bản tại Việt Nam;
+ Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam/ Sở Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh.
3. Khó khăn của việc Hợp pháp hóa lãnh sự CFS tại Việt Nam hiện nay
Việc hợp pháp hóa lãnh sự gây phát sinh không chỉ chi phí mà còn tốn kém về mặt thời gian do 2 nguyên nhân. Trước hết, CFS và quy trình hợp pháp hóa lãnh sự hoàn toàn thực hiện trên bản cứng thay vì thông qua việc dẫn truyền qua bản mềm do đó doanh nghiệp mất thời gian và chi phí để chuyển chứng từ bản cứng từ nước ngoài về và chi phí đi lại để nộp tận nơi tới cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, hợp pháp hóa lãnh sự là yêu cầu đối với không chỉ CFS mà còn đối với tất cả các giấy tờ, tài liệu do cơ quan/ tổ chức nước ngoài cấp cần chứng thực chữ ký, con dấu. Vì vậy, việc lập hồ sơ và chờ đợi để hoàn tất hợp pháp hóa lãnh sự cũng mất khá nhiều thời gian.
Ngoài ra, hiện nay đối với một số mặt hàng quy định về CFS không thống nhất ở nhiều quốc gia, nên cũng dẫn đến doanh nghiệp tốn thời gian và chi phí để có được giấy chứng nhận này. Đơn cử đối với
mặt hàng mỹ phẩm, trong khi các nước ASEAN và châu Âu đều không yêu cầu phải có CFS trong thành phần hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu. Trong khi đó tại Thông tư số 32/2019/TT-BYT ngày 16/12/2019 của Bộ Y tế quy định về sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 4 và Phụ lục số 01-MP, Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm thì quy định trừ mỹ phẩm nhập khẩu từ các nước thành viên CPTPP, còn nhập khẩu từ các nước khác đều phải có CFS. Quy định này gây một số khó khăn đối với doanh nghiệp, thực tế xin CFS ở nước xuất khẩu không khó nhưng thủ tục thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự đối với CFS khiến doanh nghiệp tốn kém thời gian và chi phí
Trên đây là các thông tin ACC cung cấp đến quý bạn đọc về Thủ Tục Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự CFS (Cập Nhật Mới Nhất 2021). Trên thực tế thực hiện có thể phát sinh các vướng mắc bất cập, nếu bạn có thắc mắc gì về Thủ Tục Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự CFS (Cập Nhật Mới Nhất 2021) hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng! Hãy liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận