Thủ tục hoàn công công trình xây dựng chi tiết, đầy đủ 2024

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, hoạt động cấp giấy phép xây dựng là một trong các công cụ để thực hiện việc quản lý xây dựng công trình, nhà ở đối với chủ đầu tư. Theo đó, khi được cấp giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư sẽ tiến hành việc xây dựng công trình đó. Khi đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng, thủ tục hoàn công công trình xây dựng là một thủ tục hành chính vô cùng quan trọng. Vậy hoàn công công trình xây dựng là gì? Thủ tục hoàn công công trình xây dựng được quy định như thế nào? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, Luật ACC sẽ tìm hiểu về thủ tục hoàn công công trình xây dựng. thu-tuc-hoan-cong-cong-trinh-xay-dung

Thủ tục hoàn công công trình xây dựng

1. Thủ tục hoàn công công trình xây dựng là gì?

1.1. Hoàn công công trình xây dựng

Hiện nay, pháp luật chưa có giải thích cụ thể khái niệm hoàn công công trình xây dựng là gì. Hoàn công công trình xây dựng hay còn được gọi hoàn thành công trình xây dựng. Từ đây có thể hiểu, hoàn công công trình xây dựng là việc cá nhân, tổ chức được cấp phép xây dựng đối với công trình đã hoàn thành việc xây dựng công trình và nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

1.2. Thủ tục hoàn công công trình xây dựng

Như vậy, thủ tục hoàn công công trình xây dựng là thủ tục hành chính bắt buộc đối với chủ đầu tư nhằm ghi nhận sự kiện đã hoàn thành công trình xây dựng trong trường hợp được cấp giấy phép xây dựng công trình. Thủ tục hoàn công công trình xây dựng là bước cuối cùng và là điều kiện quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy hoàn công công trình xây dựng hay cấp đổi lại sổ hồng, từ đó nhằm thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi đã thi công công trình xây dựng. Vậy những trường hợp nào thì cần thực hiện thủ tục hoàn công công trình xây dựng?

1.3. Khi nào phải thực hiện thủ tục hoàn công công trình xây dựng?

Hiện nay, nhiều chủ đầu tư vẫn còn chưa rõ về những trường hợp phải thực hiện thủ tục hoàn công công trình xây dựng. Việc hiểu rõ về vấn đề này giúp chủ đầu tư sẽ tránh được những khó khăn, phiền hà sau này khi đã hoàn thành xong việc xây dựng công trình. Theo quy định của pháp luật thì những công trình xây dựng được cấp phép xây dựng sau khi hoàn thành việc xây dựng sẽ phải thực hiện thủ tục hoàn công công trình xây dựng. Như vậy, trừ trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng thì đều phải thực hiện thủ tục hoàn công công trình xây dựng. Theo đó, thời điểm để thực hiện thủ tục hoàn công công trình xây dựng là sau khi đã hoàn thành xong các hạng mục thi công, xây dựng công trình được cấp phép trong giấy phép xây dựng. Vậy thủ tục hoàn công công trình xây dựng hiện nay được thực hiện như thế nào?

2. Thủ tục hoàn công công trình xây dựng

2.1. Chuẩn bị hồ sơ hoàn công công trình xây dựng

Theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, hồ sơ hoàn công công trình xây dựng hay hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng. Cũng theo Điều 26 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục VIb Nghị định này, theo đó gồm danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo từng giai đoạn như: Hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng; Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình; Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình. Bên cạnh đó, Căn cứ quy định tại Thông tư 05/2015/TT-BXD thì danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng gồm có:

  • Giấy phép xây dựng.
  • Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
  • Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
  • Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
  • Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.

2.2. Nộp hồ sơ hoàn công công trình xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền

Đối với từng loại công trình khác nhau thì địa điểm nộp hồ sơ thủ tục hoàn công công trình xây dựng cũng khác nhau, cụ thể:

- Đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính thành phố do Ủy ban thành phố quy định sẽ nộp hồ sơ tại Sở Xây dựng;

- Đối với nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện thì nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân quận, huyện;

- Đối với những trường hợp xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo quy định phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó thì nộp hồ sơ tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao;

- Đối với nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã thì nộp hồ sơ hoàn công công trình tại Ủy ban nhân dân xã.

2.3. Thụ lý, kiểm tra, đánh giá hồ sơ hoàn công công trình xây dựng

Sau khi tiếp nhận hồ sơ thủ tục hoàn công công trình xây dựng, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra, đánh giá hồ sơ xem đã hợp lệ hay chưa và thực hiện việc đối chứng với hiện trạng công trình xây dựng thực tế so với hồ sơ hoàn công công trình xây dựng mà chủ đầu tư đã nộp.

2.4. Thông báo chấp thuận hoàn công công trình xây dựng

Sau khi tiến hành thẩm định, kiểm tra, đánh giá hồ sơ hoàn công công trình xây dựng, nếu hồ sơ đạt yêu cầu và tuân theo các điều kiện trước khi công trình được đưa vào sử dụng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ký quyết định chấp thuận hoàn công công trình xây dựng cho chủ đầu tư.

3. Thời gian hoàn công công trình xây dựng

3.1. Thời gian hoàn công

Hiện nay, pháp luật có ban hành luật và các nghị định, thông tư về xây dựng như: Luật xây dựng năm 2014 sửa đổi năm 2020, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP,... Tuy nhiên chưa có văn bản nào quy định rõ ràng về thời gian hoàn công mất bao lâu. Trên thực tế tùy vào điều kiện cũng như hoàn cảnh thực tế mà thời gian hoàn công có thể được rút ngắn hoặc kéo dài.

3.2. Thời gian kiểm tra hoàn công

  • Trước 15 ngày đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc trước 10 ngày đối với công trình còn lại so với ngày chủ đầu tư dự kiến tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định tại Điều 23 Nghị định này, chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu 
  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm b khoản 4 Điều này, trường hợp công trình không được kiểm tra trong quá trình thi công theo quy định tại khoản 5 Điều này thì thực hiện kiểm tra theo các nội dung quy định, ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư hoặc ra văn bản không chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư trong đó nêu rõ các nội dung còn tồn tại cần được khắc phục. Thời hạn ra văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng không quá 30 ngày đối với công trình cấp I, cấp đặc biệt và 20 ngày đối với công trình còn lại kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu;
  • Trong quá trình kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này được quyền yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan giải trình, khắc phục các tồn tại (nếu có) và yêu cầu thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình 
  •  Cơ quan có thẩm quyền được mời các tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao nên sử dụng dịch vụ của ACC?

Khi sử dụng dịch vụ của ACC, chúng tôi cam kết với khách hàng:

  • Giá trọn gói và không phát sinh.
  • Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, tư vấn miễn phí
  • Làm đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, trình độ cao

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn thủ tục cấp lại giấy chứng nhận biển số nhà với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Công ty nào cung cấp dịch vụ Thủ tục hoàn công công trình xây dựng uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ lThủ tục hoàn công công trình xây dựng nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.

Thời gian ACC làm Thủ tục hoàn công công trình xây dựng là bao lâu?

Thông thường từ 07 đến 10 ngày làm việc.

       Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Thủ tục hoàn công công trình xây dựng. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu bạn đang gặp thắc mắc liên quan Thủ tục hoàn công công trình xây dựng hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng! Email: [email protected] Hotline: 1900 3330 Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1092 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo