Xuất khẩu giày, dép của nước ta đang tăng trưởng rất mạnh, kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta đã tăng 14,8%, cao nhất trong top 10 nước xuất khẩu hàng đầu mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giày dép toàn cầu đã tăng chậm lại chỉ tăng 0,6% mỗi năm. Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề quy định về quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu giày dép.
Căn cứ pháp lý
Luật hải quan năm 2014.
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế Xuất khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, Xuất khẩu.
1. Thủ tục hải quan là gì ?
Theo Điều 4(23) Luật hải quan 2014 thì thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
- Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế;
- Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan;
- Các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan;
- Các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;
- Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tục hải quan xuất khẩu
Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan 2014.
Bước 2: Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
Bước 3: Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thủ tục hải quan xuất khẩu giày dép
Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ hải quan xuất khẩu giày dép thông thường bao gồm:
- Đăng ký kinh doanh/chứng nhận mã số thuế của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần) – Bản sao của doanh nghiệp
- Hóa đơn thương mại – Bản chính
- Giấy giới thiệu – Bản chính
- Với hàng nguyên cont, cần thêm: Biên bản bàn giao container – Bản chính
- Với một số chi cục: Thêm Chứng từ đầu vào với hàng hóa thương mại – Bản sao của doanh nghiệp
- Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính
Quy trình tiến hành
THẨM QUYỀN | Chi Cục Hải Quan | |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN | ||
Bước 1: | Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị làm thủ tục hải quan | |
Bước 2: | Chi cục Hải quan thực hiện: Kiểm tra hồ sơ, lập Phiếu theo dõi và các thủ tục hành chính khác | |
Bước 3: | Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế đối với mặt hàng giày dép | |
CÁCH THỰC HIỆN | Thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc qua Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến | |
HỒ SƠ | ||
Số lượng: | 01 bộ hồ sơ | |
Thành phần: | 1. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu | |
2. Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu | ||
3. Giấy chứng nhận đủ Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu dày giép hoặc văn bản có giá trị tương đương | ||
4. Chứng thư giám định lượng | ||
5. Hóa đơn thương mại | ||
6. Văn bản nêu rõ nguồn gốc mặt hàng xuất khẩu | ||
7. Văn bản xác nhận của Bộ Công Thương về đăng ký kế hoạch sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm | ||
8. Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu | ||
9. Bản hạn mức nhập khẩu dày giéptối thiểu hàng năm do Bộ Công Thương cấp | ||
10. Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu | ||
11. Hợp đồng bán hàng, phụ lục hợp đồng (nếu có) (áp dụng cho thủ tục tái xuất) | ||
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN | Tổ chức | |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN | Quyết định thông quan hàng hóa |
4. Một số câu hỏi thường gặp.
Câu 1: Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực hiện thủ tục hải quan.
Tại Điều 21 Luật Hải quan 2014 quy định về thủ tục hải quan như sau:
Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:
- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
- Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.
Câu 2: Quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan.
Địa điểm làm thủ tục hải quan được quy định tại Điều 22 Luật Hải quan 2014 như sau:
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
- Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
- Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
a) Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
b) Trụ sở Chi cục Hải quan;
c) Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
d) Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
đ) Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
e) Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
g) Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch, thiết kế xây dựng liên quan đến cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này. (Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 24 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018).
Câu 3: Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định đăng ký tờ khai hải quan như sau:
- Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan
Thứ nhất, Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;
Thứ hai, Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;
Thứ ba, Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
Câu 4: Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan.
Theo quy định tại điều 23 luật hải quan 2014 thì thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan được thực hiện như sau:
Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của luật hải quan 2014.
Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của luật hải quan 2014, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;
Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật hải quan .
Việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật hải quan 2014.
Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.
Câu 5: Mã HS Code của giày dép
Mã HS mặt hàng | Mô tả |
6401 | Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự. |
6402 | Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic. |
6403 | Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc. |
6404 | Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt. |
6405 | Giày, dép khác. |
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Thủ tục hải quan xuất khẩu giày dép ”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận