Thủ Tục Hải Quan Tạm Nhập Tái Xuất Vào Khu Chế Xuất 2023

Khu chế xuất là khu vực thường xuyên diễn ra hoạt động tạm nhập tái xuất. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất vào khu chế xuất.

Thủ Tục Hải Quan Tạm Nhập Tái Xuất Vào Khu Chế Xuất 2020
Thủ Tục Hải Quan Tạm Nhập Tái Xuất Vào Khu Chế Xuất 2023

1. Khu chế xuất là gì?

Khu chế xuất là khu vực chuyên sản xuất, chế biển sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc dành cho các loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất-nhập khẩu tại khu vực đó với các ưu đãi về các mức thuế xuất-nhập khẩu hay các ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính. Trong khu chế xuất có các doanh nghiệp chế xuất.

2. Tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?

Theo pháp luật hiện hành, tạm nhập tái xuất hàng hóa là việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác.

3. Thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất vào khu chế xuất

1. Hồ sơ tạm nhập

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin
  • Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp. Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
  • Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
  • Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:
  • Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
  • Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
  • Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;
  • Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp;
  • Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập-tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ:
  • Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp: 01 bản chụp;
  • Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với mặt hàng theo quy định phải được Bộ Công Thương cấp phép: 01 bản chính.

2. Hồ sơ tái xuất

Hồ sơ tái xuất giống như hồ sơ xuất khẩu bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin.
  • Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

4. Thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất hàng gia công vào khu chế xuất

Thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất vào khu chế xuất thực hiện như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:

Bước 1: Khai hải quan

Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử. Người khai hải quan đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trừ các trường hợp được khai trên tờ khai hải quan giấy.

Khi khai hải quan, người khai hải quan thực hiện:

  • Tạo thông tin khai tờ khai hải quan trên Hệ thống khai hải quan điện tử;
  • Gửi tờ khai hải quan đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
  • Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan

Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, xử lý tờ khai hải quan 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần.

Trong trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, cơ quan Hải quan thông báo thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho người khai hải quan biết và nêu rõ lý do.

Trường hợp chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cấp số tờ khai hải quan, xử lý tờ khai hải quan và phản hồi thông tin cho người khai hải quan.

Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan thực hiện kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Bước 3: Căn cứ quyết định kiểm tra hải quan được Hệ thống tự động thông báo, việc xử lý được thực hiện: Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và quyết định thông quan hàng hóa.

Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa để quyết định thông quan.

Bước 4: Thông quan hàng hóa.

Lưu ý: Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập nhưng tái xuất vào khu phi thuế quan, kho ngoại quan hoặc khu chế xuất thì cửa khẩu xuất hàng là khu phi thuế quan, kho ngoại quan hoặc khu chế xuất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất vào khu chế xuất. Các cá nhân, tổ chức nên tìm hiểu các quy định của pháp luật trước khi thực hiện thủ tục để việc thực hiện được nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, đối với các thủ tục hải quan, các cá nhân, tổ chức nên sử dụng dịch vụ của các công ty chuyên nghiệp để được tư vấn cụ thể và được thông quan hàng hóa sớm nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo