Trong đời sống, những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan rất được mọi người quan tâm và chú trọng.Bởi lẽ, đây là một thủ tục mà chủ thể phải thực hiện đúng theo quy định pháp luật đối với các hoạt động xuất nhập khẩu. Vậy, thủ tục hải quan tại sân bay quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về thủ tục hải quan tại sân bay.
Thủ tục hải quan tại sân bay
1. Thủ tục hải quan là gì?
Trước khi tìm hiểu thủ tục hải quan tại sân bay, chủ thể cần nắm được khái niệm thủ tục hải quan.
Trước hết, cần hiểu rõ ý nghĩa của từ hải quan. Theo từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ xuất bản 2005 giải thích, hải quan nghĩa là: “việc kiểm soát và đánh thuế hàng hoá xuất nhập cảnh”.
Theo Wikipedia: Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo cách giải thích của Luật Hải quan năm 2014:
- Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản, thủ tục hải quan là các thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới.
Địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
- Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế;
- Cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát hải quan, khu chế xuất, khu vực ưu đãi hải quan;
- Các địa điểm làm thủ tục hải quan, kho ngoại quan, kho bảo thuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai hải quan khi kiểm tra sau thông quan;
- Các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ hải quan;
- Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, được phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tục hải quan theo quy định pháp luật
Thủ tục hải quan theo quy định pháp luật cũng là một vấn đề cần thiết khi tìm hiểu thủ tục hải quan tại sân bay.
Bước 1: Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan 2014.
Bước 2: Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
Bước 3: Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
*Trách nhiệm cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện thủ tục hải quan
Tại Điều 21 Luật Hải quan 2014 quy định về thủ tục hải quan như sau:
Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm
- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
- Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.
Căn cứ Điều 24 Luật Hải quan 2014 quy định về hồ sơ hải quan như sau:
(1) Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan
(2) Chứng từ có liên quan.
Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan
- Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.
Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay thế tờ khai hải quan, các trường hợp phải nộp, xuất trình chứng từ có liên quan quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Hải quan 2014.
3. Thủ tục hải quan tại sân bay
Thủ tục hải quan tại sân bay cụ thể như sau:
Thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh như sau:
Bước 1:Kiểm tra hành lý:
a) Kiểm tra hành lý ký gửi: Thực hiện hình thức K1, mức độ 1:
a.1) Kết quả kiểm tra không nghi vấn: thông quan hành lý của người xuất cảnh;
a.2) Kết quả có nghi vấn: Công chức soi máy thông báo nội dung cần kiểm tra cho công chức kiểm tra, giám sát bằng công cụ hỗ trợ (bộ đàm) để yêu cầu người xuất cảnh vào khu vực kiểm tra hành lý, kiểm tra và xử lý (nếu có vi phạm);
b) Kiểm tra hành lý xách tay: Kiểm tra qua máy soi theo hình thức K0 hoặc K1:
b.1) Trường hợp không phát hiện nghi vấn, thông quan hành lý xách tay và thu lại Tờ khai hải quan lúc nhập cảnh (nếu có);
b.2) Trường hợp phát hiện nghi vấn yêu cầu người xuất cảnh đưa hành lý vào phòng để kiểm tra để thực hiện theo hình thức K2 hoặc K3 và thực hiện các bước tiếp theo;
c) Đối với trường hợp là đối tượng trọng điểm, do công tác giám sát phát hiện có biểu hiện nghi ngờ, ngẫu nhiên hoặc có yêu cầu phối hợp của các đơn vị trong và ngoài ngành, công chức giám sát thông báo bằng công cụ hỗ trợ (bộ đàm) cho công chức soi máy để đưa hành lý của các đối tượng nêu trên vào khu vực kiểm tra; công chức giám sát (kiểm tra) yêu cầu người xuất cảnh vào khu vực kiểm tra để kiểm tra hành lý;
d) Đối với hành lý quá khổ được đưa vào khu vực kỹ thuật và được công chức giám sát áp tải và bàn giao cho công chức soi máy để áp dụng theo hình thức K1 hoặc hình thức K2;
d.1) Kết quả kiểm tra không nghi vấn thông quan hành lý;
d.2) Kết quả có nghi vấn: Công chức soi máy yêu cầu người xuất cảnh vào khu vực kiểm tra hành lý quá khổ để kiểm tra hành lý.
Bước 2:Tiếp nhận Tờ khai hải quan và kiểm tra hình thức K2:
a) Đối với trường hợp người nhập cảnh có yêu cầu được khai báo thì hướng dẫn họ khai báo trên Tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính;
b) Tiếp nhận Tờ khai hải quan và kiểm tra hành lý:
b.1) Đề nghị người xuất cảnh xác nhận hành lý thuộc sở hữu của họ và xuất trình Tờ khai hải quan;
b.2) Tiến hành kiểm tra hành lý:
b.2.1) Kết quả kiểm tra không phát hiện vi phạm: Xác nhận nội dung trên Tờ khai Hải quan, trả khách xuất cảnh trang 1, trang 2 của Tờ khai Hải quan và thông quan hành lý (nếu có);
b.2.2) Kết quả kiểm tra phát hiện vi phạm: Xử lý theo quy định và bổ sung hành vi không khai báo hải quan trong nội dung hành vi vi phạm (trong trường hợp không khai báo trên Tờ khai hải quan);
b.3) Trường hợp người xuất cảnh mang theo hàng hóa xuất khẩu thương mại thực hiện theo Điều 7 của quy trình này;
b.4) Trường hợp kiểm tra đối tượng trọng điểm theo Phiếu ghi kết quả kiểm tra vào biểu mẫu số HQ 02, sau khi kiểm tra hoàn thiện các nội dung trong Phiếu.
Bước 3:Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Điều 7. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại được người xuất cảnh mang theo trong hành lý
Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại trong hành lý của người xuất cảnh thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính và theo các bước sau:
Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ Hải quan theo quy định
a) Tiếp nhận tờ khai Hải quan từ người xuất cảnh;
a.1) Tiến hành kiểm tra số tờ khai, trạng thái tờ khai hải quan (thông quan, giải phóng hàng - được phép xuất hoặc chưa thông quan, giải phóng hàng - không được phép xuất) trên Hệ thống theo quy định;
a.2) Tiến hành kiểm tra số lượng kiện, trọng lượng hàng hóa;
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Phù hợp giữa thông tin trên Tờ khai hải quan hoặc chứng từ vận chuyển với thông tin trên Hệ thống xác nhận hàng qua khu vực giám sát;
b.2) Thông tin không phù hợp thì xử lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Bước 2:Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (nếu có) thực hiện theo quy định tại Khoản 11 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, thực hiện như sau:
a) Trường hợp qua kiểm tra hàng hóa không phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật:
a.1) Xác nhận nội dung “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống e-Customs đối với trường hợp khai báo điện tử trên Hệ thống.
a.2) Xác nhận nội dung “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên ô 31 của Tờ khai Hải quan giấy theo quy định.
b) Trường hợp qua kiểm tra phát hiện vi phạm, lập biên bản, xử lý vi phạm.
Bước 3:Lưu trữ hồ sơ: theo quy định.
Mục II: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI NHẬP CẢNH
Điều 8. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý của người nhập cảnh
Trường hợp cảng hàng không quốc tế đã lắp đặt máy soi trên đảo trả hành lý, thực hiện thủ tục hải quan theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hành lý:
a) Kiểm tra hành lý ký gửi: Thực hiện hình thức K1, mức độ 1:
a.1) Kết quả kiểm tra không nghi vấn: đưa hành lý lên đảo trả người nhập cảnh;
a.2) Kết quả có nghi vấn: Công chức soi máy thực hiện:
a.2.1) Thông báo nội dung cần kiểm tra cho công chức kiểm tra, giám sát bằng bộ đàm;
a.2.2) Đánh dấu kiện hành lý nghi vấn (bằng biện pháp kỹ thuật/thủ công) theo quy định;
a.2.3) Đưa hành lý đánh dấu lên băng tải;
b) Kiểm tra hành lý xách tay: Kiểm tra qua máy soi theo hình thức K0 hoặc K1:
b.1) Trường hợp không phát hiện nghi vấn thông quan hành lý xách tay và thu lại Tờ khai hải quan lúc xuất cảnh (nếu có);
b.2) Trường hợp phát hiện nghi vấn yêu cầu người nhập cảnh đưa hành lý vào khu vực / phòng kiểm tra;
c) Đối với hành lý quá khổ được đưa vào khu vực kỹ thuật và được công chức giám sát áp tải và bàn giao cho công chức soi máy để áp dụng theo hình thức K1 hoặc hình thức K2;
c.1) Kết quả kiểm tra không nghi vấn thông quan hành lý;
c.2) Kết quả có nghi vấn: Công chức soi máy yêu cầu người nhập cảnh vào khu vực kiểm tra hành lý;
d) Đối với hành lý bị nghi vấn cần kiểm tra công chức soi máy thực hiện thao tác lưu giữ hình ảnh kiện hàng có nghi vấn trên máy.
Bước 2: Tiếp nhận Tờ khai hải quan và kiểm tra theo hình thức K2:
a) Trường hợp người nhập cảnh có yêu cầu được khai báo thì hướng dẫn họ khai báo trên Tờ khai hải quan giấy theo quy định;
b) Trường hợp người nhập cảnh có hành lý bị đánh dấu, đối tượng nghi vấn do công chức giám sát phát hiện, đối tượng trọng điểm, đối tượng kiểm tra ngẫu nhiên đi vào luồng xanh thì công chức giám sát yêu cầu chuyển sang luồng đỏ để thực hiện kiểm tra hải quan như sau:
b.1) Đề nghị người nhập cảnh xác nhận hành lý thuộc sở hữu của họ, xuất trình Tờ khai hải quan và kiểm tra hành lý;
b.2) Xử lý kết quả kiểm tra hành lý;
b.2.1) Kết quả không phát hiện vi phạm: Xác nhận nội dung trên Tờ khai Hải quan, trả khách xuất cảnh trang 1, trang 2 của Tờ khai Hải quan (nếu có) và thông quan hành lý;
b.2.2) Kết quả phát hiện vi phạm: Xử lý theo quy định và bổ sung hành vi không khai báo hải quan trong nội dung hành vi vi phạm (trong trường hợp không khai báo trên Tờ khai hải quan);
b.3) Trường hợp người nhập cảnh mang theo hàng hóa thương mại: thực hiện theo Điều 9 của quy trình này;
b.4) Trường hợp kiểm tra đối tượng trọng điểm theo Phiếu ghi kết quả kiểm tra vào biểu mẫu số HQ 02 thì hoàn thiện các nội dung trong Phiếu.
Bước 3: Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp cảng hàng không quốc tế chưa lắp đặt máy soi trên đảo trả hành lý
Công chức giám sát có trách nhiệm sàng lọc đối tượng để phân luồng người nhập cảnh đi vào luồng xanh hoặc luồng đỏ theo nguyên tắc:
- Người nhập cảnh không phải thực hiện khai báo hải quan và chịu sự giám sát của công chức hải quan đi vào luồng xanh.
- Người nhập cảnh có hàng hóa phải khai hải quan, đối tượng nghi vấn do công chức giám sát phát hiện, đối tượng trọng điểm, đối tượng kiểm tra ngẫu nhiên thì hướng dẫn vào luồng đỏ để thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận Tờ khai hải quan;
Bước 2: Kiểm tra hành lý theo hình thức K1:
a) Yêu cầu người nhập cảnh đưa hành lý (ký gửi và xách tay) vào máy soi chiếu mức độ 1;
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Kết quả không phát hiện vi phạm: Xác nhận nội dung trên Tờ khai Hải quan, trả khách xuất cảnh trang 1, trang 2 của Tờ khai Hải quan (nếu có) và thông quan hành lý;
b.2) Trường hợp phát hiện nghi vấn yêu cầu người nhập cảnh đưa hành lý vào phòng kiểm tra theo hình thức K2 hoặc K3, thực hiện xử lý theo quy định.
Bước 3. Lưu hồ sơ theo quy định.
Những vấn đề có liên quan đến thủ tục hải quan tại sân bay và những thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được thông tin về thủ tục hải quan tại sân bay sẽ giúp chủ thể nắm được vấn đề một cách chính xác và rõ rang hơn.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến thủ tục hải quan tại sân bay cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận