Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Thiết Bị Nhà Bếp Cập Nhật 2024

Doanh nghiệp muốn nhập khẩu thiết bị nhà bếp nhưng không nắm được thủ tục nhập khẩu gồm những gì và liên quan đến những cơ quan quản lý nào? ACC xin được giới thiệu Thủ tục hải quan nhập khẩu thiết bị nhà bếp cập nhật 2023.

Thiết bị nhà bếp hay còn gọi là đồ dùng nhà bếp là các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như dao, kéo, chảo, túi ni lon, hộp nhựa đựng thực phẩm… mà không bao gồm các sản phẩm gia dụng chạy điện.

Do các thiết bị nhà bếp như dao, kéo, chảo, hộp nhựa… khi sử dụng sẽ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 do Bộ Y tế quản lý, do đó thủ tục nhập khẩu đồ dùng nhà bếp như đã nói sẽ gồm các bước chính như sau:

  • Kiểm nghiệm thực tế sản phẩm về mức độ an toàn thực phẩm;
  • Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
  • Kiểm tra chất lượng nhà nước về an toàn thực phẩm;
  • Nộp kết quả kiểm tra chất lượng về Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi mở tờ khai để thông quan.
Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Thiết Bị Nhà Bếp Cập Nhật 2020
Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Thiết Bị Nhà Bếp Cập Nhật 2023

1. Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm

Trước khi thực hiện công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần phải có kết quả kiểm nghiệm của đơn vị được công nhận hoặc được chỉ định như Viện Dinh dưỡng, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia, Quatest…

Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thường được tiến hành khi doanh nghiệp nhập khẩu chính thức lô hàng, trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu, doannh nghiệp có thể làm đơn xin mang hàng về bảo quản để lấy mẫu và gửi mẫu tới đơn vị kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Sau khi tiến hành kiểm nghiệm xong, đơn vị kiểm nghiệm sẽ trả về “Phiếu kết quả kiểm nghiệm” về an toàn thực phẩm.

2. Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Sau khi có kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm thì doanh nghiệp tiến hành tự công bố phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

Hồ sơ tự công bố:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm.

Trình tự tự công bố:

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
  • Bước 2: Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
  • Bước 3: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Ngoài ra, trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 2 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

3. Kiểm tra chất lượng nhà nước về an toàn thực phẩm

Trừ các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu được quy định tại Điều 13 Nghị định 5/2018/NĐ-CP, các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 về an toàn thực phẩm khi nhập khẩu về Việt Nam đều phải tiến hành thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước

Hồ sơ đăng ký KTCL đối với kiểm tra thông thường:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list).

Trình tự tiến hành kiểm tra chất lượng thông thường:

  • Bước 1: Làm công văn xin mang giải phóng hàng về bảo quản khi làm thủ tục thông quan;
  • Bước 2: Tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm và tự công bố;
  • Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký KTCL trên Cổng thông tin một cửa quốc gia gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng);
  • Bước 4: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu;
  • Bước 5: Nộp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” theo mẫu như dưới đây cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

4. Thủ tục hải quan nhập khẩu thiết bị nhà bếp cập nhật 2023

1. Chuẩn bị Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan

Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan gồm:

  • Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract): 01 bản sao y
  • Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc
  • Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản gốc
  • Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading)
  • Giấy phép (nếu có): 01 bản gốc
  • Giấy chứng nhận xuất xứ(Certificate of Origin) (nếu có): 01 bản gốc
  • Bản tự công bố và phiếu thông báo kết quả kiểm tra chất lượng nhà nước
  • Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có).

2. Khai và nộp Tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan là văn bản mà doanh nghiệp xuất hay nhập khẩu cần khai báo chi tiết về thông tin, số lượng, quy cách của hàng hóa cần xuất đi nước ngoài hay nhập từ nước ngoài về Việt Nam. Khai báo trên tờ khai là một khâu trong quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa.

Tờ khai hải quan được lập theo mẫu quy định. Doanh nghiệp sẽ phải khai và nộp Tờ khai hải quan trên phần mềm và nộp cho cơ quan hải quan.

3. Lấy kết quả phân luồng

Sau khi nộp tờ khai thì doanh nghiệp sẽ phải đợi kết quả phân luồng hệ thống. Sẽ có 3 luồng Xanh, Vàng, Đỏ tùy theo loại hàng hóa. Cụ thể thông tin về các luồng như sau:

Tờ khai luồng xanh: Gồm xanh có điều kiện và xanh không điều kiện

Đối với luồng xanh không điều kiện, doanh nghiệp có thể lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.

Nếu là xanh có điều kiện: Doanh nghiệp phải xuất trình thêm các chứng từ bổ sung như sau:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
  • Giấy kiểm tra chất lượng.

Tờ khai luồng vàng: Khi nhận kết quả phân luồng vàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
  • Hợp đồng thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing list)
  • Vận đơn
  • Giấy phép (nếu có)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ

Tờ khai luồng đỏ: Khi gặp phải luồng đỏ, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất, phải làm nhiều thủ tục và tốn chi phí, thời gian, công sức nhất cho cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.

Hồ sơ khai hải quan luồng đỏ:

  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
  • Hóa đơn thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
  • Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…

Sau khi cơ quan hải quan tiếp nhận duyệt hồ sơ, sẽ chuyển sang cho đội kiểm hóa. Hiện có 2 hình thức kiểm hóa: kiểm bằng máy soi (kiểm soi), và kiểm thủ công. Trong trường hợp hải quan kiểm máy soi thấy nghi ngờ thì cơ quan hải sẽ mở container kiểm thủ công.

4. Nộp thuế

Người khai hải quan phải nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định: nộp ngay, ân hạn, bảo lãnh, ngân hàng.

Việc xác định mức thuế sẽ tùy mặt hàng khai hải quan và có giấy tờ để ưu đãi giảm thuế hay không.

5. Thông quan hàng hóa

Sau khi thực hiện thực hiện khai báo thủ tục hải quan hàng hóa xong, doanh nghiệp sẽ vận chuyển hàng về.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nhập khẩu thiết bị bếp - nhập khẩu thiết bị nhà bếp do ACC cung cấp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (555 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo