Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng Xuất khẩu (Cập nhật 2024)

Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu thực hiện theo Quy trình nhập khẩu hàng hoá thương mại hiện hành của Tổng cục Hải quan, công ty ACC xin tư vấn đến quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn.

Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng Xuất khẩu
Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng Xuất khẩu

1. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu

1.1. Đăng ký hợp đồng và danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu

Hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu (dưới đây gọi tắt là hợp đồng), bảng kê danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu đăng ký khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng: 02 bản chính danh mục nguyên vật liệu; 01 bản chính và 01 bản sao hợp đồng nhập khẩu.

Danh mục nguyên vật liệu do doanh nghiệp đăng ký phải có đầy đủ các tiêu chí:

  • Tên gọi; mã HS nguyên vật liệu; mã nguyên vật liệu (do doanh nghiệp tự quy định theo hướng dẫn của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu).
  • Đơn vị tính theo danh mục đơn vị thống kê Việt Nam.
  • Nguyên vật liệu chính do doanh nghiệp tự xác định. Nguyên liệu chính là những nguyên liệu cơ bản để sản xuất ra sản phẩm hoặc nguyên liệu để sản xuất ra những bộ phận, chi tiết cơ bản của sản phẩm (ví dụ: đối với mặt hàng quần áo thì vải để làm thân áo, cổ áo, tay áo, mũ áo, thân quần là nguyên liệu chính);

Các tiêu chí trên phải được thống nhất trong suốt quá trình từ khi nhập khẩu đến khi thanh khoản.

Công chức tiếp nhận hợp đồng, danh mục nguyên vật liệu, ký tên đóng dấu công chức vào hợp đồng và bản danh mục, giao doanh nghiệp một loại 01 bản, cơ quan Hải quan lưu 01 bản chính danh mục nguyên vật liệu, 01 bản sao hợp đồng nhập khẩu để theo dõi, đối chiếu khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu.

1.2. Lấy mẫu nguyên vật liệu chính

a- Đối với trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá: Công chức Hải quan kiểm hoá lấy mẫu khi kiểm tra thực tế hàng hoá. Việc lấy mẫu thực hiện theo trình tự sau:

  • Lập phiếu lấy mẫu theo mẫu số 10/PLM/2006 kèm theo.
  • Lấy mẫu nguyên vật liệu chính. Đối với nguyên liệu chính là vàng, đá quý và những hàng hoá không thể bảo quản mẫu lâu dài được (ví dụ: da sống…) thì không phải lấy mẫu.
  • Công chức Hải quan lấy mẫu và đại diện chủ hàng ký vào Phiếu lấy mẫu.
  • Niêm phong hải quan mẫu nguyên vật liệu kèm Phiếu lấy mẫu, giao cho  doanh nghiệp bảo quản để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu.
  • Ghi tên nguyên vật liệu đã lấy mẫu lên tờ khai hải quan.

b- Đối với hàng miễn kiểm tra thực tế:

b.1- Nếu thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu làm tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập: việc lấy mẫu nguyên vật liệu do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập thực hiện.

b.2- Nếu thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu không đăng ký làm tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:

  • Công chức Hải quan của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu lập phiếu lấy mẫu ký và đóng dấu công chức gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu đề nghị lấy mẫu. Trong phiếu lấy mẫu ghi rõ nguyên vật liệu cần lấy mẫu; đồng thời ghi vào ô 37 ( ghi chép khác của hải quan ) của tờ khai hải quan nội dung “hàng hoá phải lấy mẫu”; và ký đóng dấu công chức.
  • Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện lấy mẫu nguyên vật liệu trước khi giải phóng hàng. Công chức Hải quan lấy mẫu do lãnh đạo Chi cục phân công. Trình tự lấy mẫu như điểm a nêu trên, trừ lập phiếu lấy mẫu.
  • Trường hợp doanh nghiệp đề nghị được lấy mẫu tại kho của doanh nghiệp (nơi được công nhận là địa điểm kiểm tra) hoặc địa điểm kiểm tra tập trung của Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu ghi vào ô 37 của tờ khai hải quan nội dung “Đề nghị Hải quan cửa khẩu niêm phong phương tiện chứa hàng”; có ký tên, đóng dấu công chức; Hải quan cửa khẩu niêm phong, ghi số niêm phong hải quan vào tờ khai nhập khẩu; Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu cử công chức đến kho của doanh nghiệp hoặc địa điểm kiểm tra tập trung để lấy mẫu nguyên vật liệu.

1.3. Chi cục Hải quan ứng dụng công nghệ thông tin quản lý

Đối với những Chi cục Hải quan ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu (gọi tắt là NSXXK) thì ngoài các quy định nêu tại điểm 1, điểm 2, mục I, phần II phải thực hiện thêm các công việc sau:

a- Công chức Hải quan làm nhiệm vụ tiếp nhận, đăng ký tờ khai nhập khẩu:

  • Nhập máy danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu do doanh nghiệp đăng ký (qua đĩa mềm, đĩa CD, USB hoặc truyền qua mạng) khi đăng ký tờ khai nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu;
  • Nhập máy các số liệu của tờ khai hải quan theo các tiêu chí trên máy vi tính hoặc đối chiếu số liệu doanh nghiệp truyền đến với tờ khai hải quan khi đăng ký tờ khai từng lô hàng.

b- Xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan trên máy:

  • Đối với lô hàng được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, trước khi ký xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, công chức hải quan nhập máy ngày hoàn thành thủ tục hải quan.
  • Đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hoá, sau khi có kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm hoá viên nhập máy chi tiết hàng hoá thực nhập và ngày hoàn thành thủ tục hải quan.

2. Thủ tục đăng ký danh mục sản phẩm xuất khẩu (áp dụng quản lý bằng máy tính),đăng ký, điều chỉnh định mức, kiểm tra định mức

1- Địa điểm đăng ký định mức và điều chỉnh định mức đã đăng ký: Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu.

2- Thời điểm đăng ký định mức và điều chỉnh định mức đã đăng ký: trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.

3- Công việc thực hiện:

Tiếp nhận bảng định mức doanh nghiệp đăng ký hoặc điều chỉnh định mức đã đăng ký (mẫu 08/ĐMNLNK/2006): 01 mã hàng 02 bản.

  • Ký tên, đóng dấu công chức và cấp số tiếp nhận lên cả 02 bản;
  • Trả cho doanh nghiệp 01 bản để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi xuất khẩu sản phẩm (nếu phải kiểm tra thực tế hàng hoá); bản còn lại Hải quan lưu theo dõi.
  • Đối với những Chi cục Hải quan ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý loại hình NSXXK  thực hiện thêm các công việc sau:
    • Tiếp nhận đăng ký danh mục sản phẩm xuất khẩu (mẫu 07/ĐKSPXK/2006): Công chức tiếp nhận danh mục sản phẩm kiểm tra tên gọi, mã số, đơn vị tính, ký tên đóng dấu công chức vào 02 bản kê danh mục do doanh nghiệp lập, giao doanh nghiệp 01 bản, 01 bản lưu tại cơ quan Hải quan.
    • Nhập máy danh mục sản phẩm xuất khẩu.
    • Nhập máy định mức.

Kiểm tra định mức đối với trường hợp nghi vấn định mức doanh nghiệp đăng ký hoặc điều chỉnh không đúng với định mức thực tế.

Phương pháp kiểm tra định mức đối với loại hình NSXXK thực hiện như kiểm tra định mức đối với loại hình gia công.

3. Nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu có phải chịu thuế không?

Căn cứ khoản 20 điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

  1. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài”.

Như vậy, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

       Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu bạn đang gặp thắc mắc liên quan Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo