Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Vận Chuyển Kết Hợp 2024

Thủ tục hải quan được hiểu là là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia. Với hàng xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa là yêu cầu bắt buộc và phải thông qua ngành hải quan mới thu được khoản ngân sách đó. Theo đó, vận chuyển kết hợp là một trong những hình thức vận chuyển của thủ tục hải quan. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn các vấn đề liên quan đến “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển kết hợp năm 2023”

Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Vận Chuyển Kết Hợp Năm 2020
Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Vận Chuyển Kết Hợp Năm 2023

 1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2015;
  • Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

2. Hàng hóa vận chuyển kết hợp là gì

Vận chuyển kết hợp hay là thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu chỉ phương thức vận tải kết hợp từ các hình thức vận chuyển truyền thống như: đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Hàng hóa sử dụng vận chuyển kết hợp được vận chuyển qua nhiều hình thức khác nhau để đến được nơi nhận hàng tùy thuộc vào sự phân bố bưu cục và phương tiện của đơn vị vận chuyển. Phần lớn trên thị trường chuyển phát nhanh hiện nay chỉ sử dụng phổ biến hai phương thức vận chuyển cơ bản đó là bằng đường bộ và bằng đường hàng không do điều kiện giao thông và cơ sở vật chất của nước ta hiện nay.

3. Các trường hợp hàng hóa vận chuyển kết hợp

  • Hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu đến cửa khẩu xuất; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
  • Hàng hóa xuất khẩu đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nơi đăng ký tờ khai đến cửa khẩu xuất; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
  • Hàng hóa nhập khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan;
  • Hàng hóa vận chuyển từ khu phi thuế quan đến cửa khẩu xuất; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc đến các khu vực phi thuế quan khác.

 4. Chuẩn bị hồ sơ

  • Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 6 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC;
  • Vận tải đơn, trừ trường hợp hàng hóa vận chuyển qua biên giới đường bộ không có vận tải đơn: 01 bản chụp;
  • Giấy phép quá cảnh đối với trường hợp hàng quá cảnh phải có giấy phép: 01 bản chính.

5. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển kết hợp

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu

Bước 1: Người khai hải quan khai thông tin vận chuyển kết hợp theo các chỉ tiêu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC;

Bước 2: 

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu đã kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thuộc diện niêm phong hải quan
  •  Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:

Niêm phong hàng hóa; cập nhật thông tin bàn giao hàng hóa vận chuyển đi chịu sự giám sát trên Hệ thống.

Bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan để vận chuyển ra cửa khẩu xuất; Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan; Quá thời hạn vận chuyển hàng hóa mà hàng hóa chưa đến cửa khẩu xuất, có trách nhiệm chủ trì tổ chức truy tìm hàng hóa.

  • Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hoá vận chuyển đến:

Tiếp nhận hàng hóa do người khai hải quan xuất trình;

Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan và đối chiếu với thông tin hàng hóa vận chuyển đi trên Hệ thống;

Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến trên Hệ thống;

Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi thực hiện truy tìm hàng hóa trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển mà chưa đến địa điểm đến.

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu không thuộc diện phải niêm phong hải quan: Người khai hải quan chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất.

Bước 3: Xác nhận thông quan và thanh khoản tờ khai trên hệ thống.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu:

Bước 1: Khai thông tin vận chuyển kết hợp theo các  chỉ tiêu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC;

Bước 2:

  • Đối với hàng hóa nhập khẩu được đưa về kiểm tra tại địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu, hàng hóa thuộc diện phải niêm phong hải quan:
  • Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện:

Cập nhật thông tin trên hệ thống để đề nghị Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa niêm phong, bàn giao cho người khai hải quan vận chuyển về địa điểm kiểm tra;

Tiếp nhận hàng hóa do người khai hải quan vận chuyển đến, kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hóa và đối chiếu với thông tin hàng hóa vận chuyển đi trên Hệ thống;

Cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống;

Theo dõi thông tin hàng hóa vận chuyển, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để truy tìm trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa đến địa điểm kiểm tra.

  • Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện:

Căn cứ đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thực hiện niêm phong, cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi vào hệ thống; bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan vận chuyển về địa điểm kiểm tra;

Theo dõi thông tin hàng hóa vận chuyển đi, chủ trì truy tìm trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa đến địa điểm kiểm tra.

  • Đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện phải niêm phong hải quan:

Người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và đưa hàng qua khu vực giám sát tại cửa khẩu sau khi được cơ quan hải quan cho phép

  • Bước 3. khai bổ sung, hủy khai vận chuyển kết hợp được thực hiện như đối với tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu quy định tại Thông tư 38/2015/TT-BTC.
  • Bước 4: Xác nhận thông quan và thanh khoản tờ khai trên hệ thống.

6. Cơ quan có thẩm quyền

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục hải quan
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục hải quan
  • Cơ quan phối hợp (nếu có): doanh nghiệp kinh doanh kho bãi trong trường hợp có kết nối trao đổi dữ liệu hải quan điện tử với cơ quan hải quan.

7. Thời gian giải quyết

Thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 16 Luật Hải quan):

  • Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
  • Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.

Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tòan bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

8. Những câu hỏi thường gặp

Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan ở đâu?

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng, trừ trường hợp hàng hóa đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng nhập khẩu, xuất khẩu, đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh.

Qúa cảnh hàng hóa là gì?

Qúa cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức; cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam; kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải; hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian QCHH.

Trong thời gian quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam muốn chia tách lô hàng thì phải làm sao?

Trong thời gian quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, nếu người khai hải quan thực hiện trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác thì phải thông báo và được sự đồng ý của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu trước khi thực hiện.

Hàng hóa quá cảnh là vũ khí sẽ do ai giám sát?

Hàng hóa quá cảnh là vũ khí có độ nguy hiểm cao phải được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hoặc được giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan;

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (204 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo