Khái niệm quá cảnh hàng hóa hay hàng hóa quá cảnh không còn xa lạ với nhiều người. Nhưng không phải ai cũng biết Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh được thực hiện ra sao? Thấu hiểu được điều này, Luật ACC xin gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể, đầy đủ hơn về Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh.
1. Hàng hóa quá cảnh là gì?
Theo quy định tại Điều 241 Luật Thương mại 2005 (LTM) quy định Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.
Một số quốc gia và đặc khu kinh tế không có cảng biển và các quốc gia này phải sử dụng cảng biển của các quốc gia khác để nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa của họ.
Có thể hiểu đơn giản như thế này nhé! Hàng quá cảnh là một lô hàng được vận chuyển từ nước thứ ba qua cửa khẩu quốc tế và mượn nội địa của nước khác để vận chuyển hàng hóa đến điểm cuối được gọi là hàng quá cảnh (in-transit).
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh - Luật ACC
2. Thủ tục hải quan là gì?
Theo cách giải thích của Luật Hải quan năm 2014:
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản, thủ tục hải quan là các thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tài được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới.
Xem thêm bài viết; Quy trình thủ tục hải quan điện tử (Cập nhật 2023)
3.Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 43 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh như sau:
Theo quy định trên, thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.
Trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh đóng chung container, toa xe chở hàng với hàng nhập khẩu, xuất khẩu, đóng chung với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh.
Đối với hàng hóa quá cảnh theo các Hiệp định đa phương về quá cảnh hàng hóa được Việt Nam ký kết tham gia, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
4. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quá cảnh bao gồm những tài liệu nào?
Theo khoản 2 Điều 43 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh như sau:
Theo đó, hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quá cảnh bao gồm Tờ khai vận chuyển hoặc chứng từ thay thế tờ khai vận chuyển và bản kê chi tiết hàng hóa quá cảnh theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quá cảnh cũng gồm có chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường bộ đóng chung với hàng nhập khẩu: 01 bản chụp.
Và giấy phép quá cảnh theo quy định của pháp luật; giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
5. Trách nhiệm của người khai hải quan đối với hàng hóa quá cảnh được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh như sau:
Như vậy, người khai hải quan đối với hàng hóa quá cảnh có những trách nhiệm được quy định tại khoản 3 Điều 43 nêu trên.
Trong đó có trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, đảm bảo niêm phong hải quan, đảm bảo nguyên niêm phong của hãng vận chuyển.
6.Lưu ý về hàng hóa quá cảnh
Trong trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa; niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường; thời gian thì người khai hải quan, sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý; trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an; bộ đội biên phòng; cảnh sát biển để xác nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh mà Luật ACC muốn cung cấp tới quý bạn đọc với mong muốn giúp bạn hiểu thêm các quy định của pháp luật, thực hiện tốt thủ tục hơn trên thực tế. Trong quá trình tham khảo nếu còn nội dung nào chưa rõ, vui lòng phản hồi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp tới Luật ACC theo thông tin ngay phía dưới để được giải đáp kịp thời nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận