Sự phát triển của nền kinh tế, giao lưu buôn bán giữa các nước với nhau, nhiều hợp đồng kinh doanh được ký kết với các đơn vị nước ngoài, việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế của nước ta với các nước trong khu vực và quốc tế đã tạo điều kiện cho nhiều hình thức kinh doanh khác nhau ra đời, có nhiều hình thức kinh doanh được ưa chuộng trong đó phải kể đến hình thức chuyển khẩu. Bài viết này cung cấp thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu.
Luật ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu. Mời bạn tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Khái niệm thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Vậy Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu là những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia. Với hàng xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa là yêu cầu bắt buộc.
2. Các hình thức chuyển khẩu hàng hóa kinh doanh
- Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.
- Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá).
- Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.
- Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập.
Giấy phép nhập khẩu là gì, có bắt buộc phải xin không? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu
3. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu
3.1. Trình tự thực hiện
Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu có đưa vào khu vực kho bãi thuộc các cảng biển Việt Nam (không đưa vào kho ngoại quan, không đưa vào khu vực trung chuyển hàng hoá)
- Trình tự thực hiện
- Bước 1: Nộp cho Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa nhập khẩu chuyển khẩu 01 bộ hồ sơ.
- Bước 2: Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện:
- Tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu chuyển khẩu;
- Xác nhận nhập khẩu và ký tên, đóng dấu công chức trên công văn đề nghị của doanh nghiệp;
- Giám sát và theo dõi lô hàng chuyển khẩu cho đến khi xuất ra khỏi Việt Nam;
- Sau khi hàng hóa xếp lên phương tiện, công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa;
- Trường hợp hàng hóa chuyển khẩu xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu nhập nhưng cùng trong hệ thống khu vực cảng biển thuộc địa bàn giám sát của Cục Hải quan thì sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, công chức hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa; việc giám sát hàng hóa đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này;
- + Trong quá trình kiểm tra, giám sát nếu phát hiện lô hàng chuyển khẩu có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định kiểm tra thực tế và xử lý theo quy định.
3.2. Cách thức thực hiện:
Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thông qua hình thức nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa theo mẫu số 22/CKHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;
- Vận tải đơn hàng nhập khẩu: 01 bản chụp.
3.4. Thời hạn giải quyết
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
- Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
- Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Chi cục Hải quan
3.5. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
- Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam thì không phải làm thủ tục hải quan.
- Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan cửa khẩu hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam thì làm thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam.
- Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập.
- Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thuộc đối tượng được miễn kiểm tra. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa.
3.6. Mẫu văn bản đề nghị chuyển khẩu hàng hóa
Mẫu số 22/CKHH/GSQL
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------------
Hà Nội, ngày ….. tháng … năm 20.…
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA
Kính gửi: Chi cục Hải quan cửa khẩu ……..
Tên doanh nghiệp: ………………………………………..
Địa chỉ: ……………………………………………………..
Mã số thuế: ………………………………………………….
Công ty …………………………..…. đề nghị Chi cục Hải quan cửa khẩu ……. ……………….giải quyết thủ tục chuyển khẩu lô hàng sau đây:
TT | Tên hàng hóa | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá (USD) | Trị giá (USD) |
1 | |||||
2 | |||||
3 |
- Hợp đồng mua hàng: Số, ngày …………………….. Tên đối tác: ………………………..
- Hợp đồng bán hàng: Số, ngày …………………….. Tên đối tác: ………………………..
- số vận đơn: ………………. Số container/số chì (seal): ………………..
- Tên tàu: …………………ngày nhập cảnh: ……………………………..
- Thời gian dự kiến xuất hàng: …………… cửa khẩu xuất: ………………
HẢI QUAN
XÁC NHẬN XUẤT KHẨU (ký, đóng dấu công chức) |
HẢI QUAN
XÁC NHẬN NHẬP KHẨU (ký, đóng dấu công chức) |
ĐẠI DIỆN
DOANH NGHIỆP |
4. Thủ tục hải quan theo quy định đối với hàng hoá đưa vào, đưa ra kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam
4.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Khai tờ khai hải quan nhập khẩu
- Bước 2: Nộp, xuất trình bộ hồ sơ cho Hải quan quản lý kho ngoại quan.
- Bước 3: Cập nhật thông tin hàng hóa nhập kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan và gửi đến Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
- Cách thức thực hiện:
Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu thông qua hình thức trên hệ thống thông quan điện tử tại trụ sở cơ quan hành chính.
4.2. Thành phần, số lượng hồ sơ
- Khai tờ khai hải quan nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại Phụ lục II và quy định tại khoản 1 Điều 51c Thông tư 39/2018/TT-BTC;
- 01 bản chụp vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ);
- 01 bản chụp Giấy chứng nhận mã số tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Bộ Công Thương;
- 01 bản chính Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành.
Trường hợp cơ quan quản lý, kiểm tra chuyên ngành gửi Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu;
4.3. Thời hạn giải quyết
- Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan năm 2014.
- Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Hải quan năm 2014, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
- Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
- Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Chi cục Hải quan
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:
- Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;
- Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;
- Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
6. Quy trình đăng ký thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu của Công ty Luật ACC
Khách hàng chỉ cung cấp những hồ sơ sau:
- Giấy tờ tùy thân của chủ doanh nghiệp: CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng.
- Các giấy tờ liên quan đến giấy tờ liên quan đến Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu.
Công ty Lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc, vấn đề khách hàng đang gặp phải;
Báo giá qua điện thoại để khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định có hợp tác với ACC không;
Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn hồ sơ nếu khách hàng cung cấp đủ hồ sơ chúng tôi yêu cầu;
Khách hàng cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của ACC.
Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;
Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được nhận được kết quả.
Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã giải đáp thắc mắc về thủ tục đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu bạn đang gặp thắc mắc liên quan thủ tục đối với hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận