Thủ Tục Giảm Thuế Xuất Khẩu, Thuế Nhập Khẩu Cập Nhật 2024

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp bị hư hỏng hoặc mất mát vì một số nguyên nhân khách quan có thể được xem xét thuộc đối tượng được áp dụng chế độ giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Thủ Tục Giảm Thuế Xuất Khẩu, Thuế Nhập Khẩu
Thủ Tục Giảm Thuế Xuất Khẩu, Thuế Nhập Khẩu

1. Theo quy định, đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm:

  1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác vào thị trường trong nước.
  3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
  4. Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.

          Việc áp dụng thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tùy từng trường hợp được thực hiện theo: Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm; Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp; Tính thuế áp dụng hạn ngạch thuế quan hoặc Áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.

          Tuy nhiên, trên thực tế, đối với các trường hợp nhất định, hàng hóa có thể được áp dụng quy định về miễn thuế, giảm thuế hoặc hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Quy định pháp luật về việc giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Trường hợp được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan theo quy định, nếu bị hư hỏng, mất mát do nguyên nhân khách quan thì được giảm thuế theo quy định. Mức giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị hư hỏng, mất mát toàn bộ thì không phải nộp thuế.

Thủ tục đề nghị giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Thủ tục, thẩm quyền giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

  1. Đối tượng thực hiện: Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan theo quy định bị hư hỏng, mất mát do nguyên nhân khách quan.
  2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục: Chi cục Hải quan.
  3. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ theo quy định:

Người nộp thuế nộp hồ sơ cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận về mức độ hư hỏng, mất mát, thiệt hại;

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ:

  • Chi cục Hải quan tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị giảm thuế xuất, khẩu nhập khẩu theo quy định và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
  • Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người nộp thuế nộp đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra điều kiện giảm thuế và thực hiện giảm thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan:
    • Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 (hai) giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
    • Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 (tám) giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
  • Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 (hai) ngày;
    • Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định.
  • Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ sau thời điểm làm thủ tục hải quan:
    • Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục Hải quan có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và gửi Tổng cục Hải quan trình Bộ Tài chính quyết định giảm thuế hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng giảm thuế, số tiền thuế phải nộp trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
    • Trường hợp cần kiểm tra thực tế đối với hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan để có đủ căn cứ giải quyết giảm thuế thì ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế; trên cơ sở đó, thực hiện các công việc quy định tại điểm này trong thời hạn tối đa là 40 (bốn mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
  1. Thành phần hồ sơ đề nghị giảm thuế, bao gồm:
  • Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế theo mẫu quy định: 01 (một) bản chính;
  • Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 (một) bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan;
  • Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu): 01 (một) bản chính.

Biên bản, văn bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại phải được lập trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày xảy ra thiệt hại;

  • Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: nộp 01 (một) bản chính. Giấy chứng nhận giám định phải được lập trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo