Thủ Tục Giám Định Tâm Thần Theo Quy Định Hiện Hành

Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin liên quan đến thủ tục giám định tâm thần. Mời bạn đọc cùng theo dõi

Minh HÍa Lap

Thủ tục giám định tâm thần theo quy định hiện hành

1. Cơ sở pháp lý về giám định pháp y tâm thần

- Luật Giám định tư pháp năm 2012

- Thông tư 23/2019/TT-BYT Ban hành quy trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần

2. Hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần

Hồ sơ trưng cầu giám định do người trưng cầu giám định cung cấp theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 21; điểm a, khoản 3 Điều 22 Luật giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ do mình cung cấp.

Hồ sơ trưng cầu giám định phải được gửi trước tới tổ chức pháp y tâm thần để nghiên cứu, xem xét quyết định việc giám định. Tổ chức pháp y tâm thần chỉ tiến hành tiếp nhận đối tượng giám định và tổ chức giám định khi nhận đủ hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định.

2.1. Hồ sơ trưng cầu giám định pháp y tâm thần liên quan đến các vụ án hình sự:

Đối tượng giám định là tội phạm:

Giai đoạn khởi tố cần hồ sơ sau:

a) Quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần của người trưng cầu giám định có các nội dung theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Luật giám định tư pháp, do người có thẩm quyền ký, đóng dấu.

b) Các tài liệu liên quan đến đối tượng giám định, vụ án bao gồm:

- Sơ yếu Lý lịch của đối tượng giám định: có dán ảnh mầu (đóng dấu giáp lai), ảnh chụp trên nền trắng cỡ 3x4 cm trong 06 tháng gần đây nhất, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi đối tượng giám định cư trú;

- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

- Các bản tự khai của đối tượng giám định;

- Các biên bản ghi lời khai của đối tượng giám định;

- Các biên bản ghi lời khai của người làm chứng (nếu có);

- Các biên bản ghi lời khai của bị hại (nếu có);

- Bút tích, nhật ký, các bản viết tay, thư điện tử của đối tượng giám định (nếu có);

- Các biên bản ghi lời khai của đồng phạm (nếu có);

- Nội dung chi tiết của vụ án;

- Hình ảnh thu giữ được từ vụ án (nếu có);

- Các tài liệu khác được điều tra thu thập (nếu có).

c) Các tài liệu liên quan đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần của đối tượng giám định, bao gồm:

- Bản báo cáo của gia đình đối tượng giám định về tiền sử sản khoa, quá trình phát triển tâm thần, vận động, đặc điểm tính cách, tình hình bệnh tật, đặc biệt là sức khỏe tâm thần của đối tượng, cần nêu rõ việc có hay không sử dụng rượu, bia, ma túy của đối tượng giám định từ nhỏ tới thời điểm giám định hoặc thời điểm xảy ra vụ việc;

- Hồ sơ bệnh án (phô tô toàn bộ) của đối tượng giám định đã khám, điều trị từ trước đến nay tại các cơ sở y tế, đặc biệt lưu ý các hồ sơ khám bệnh, điều trị bệnh tâm thần, thần kinh, điều trị về sọ não và các đơn (toa) thuốc, phiếu khám, các kết quả xét nghiệm của đối tượng giám định từ nhỏ đến thời điểm giám định hoặc thời điểm xảy ra vụ việc;

- Nhận xét của Trạm y tế xã/phường/thị trấn hoặc y tế cơ quan (nơi đối tượng giám định cư trú hoặc làm việc - sau đây gọi chung là Trạm y tế) về việc đối tượng giám định có được quản lý sức khỏe và điều trị tại trạm y tế hay không. Nếu được quản lý và điều trị bệnh tâm thần tại Trạm y tế, đề nghị nhận xét về tình trạng sức khỏe tâm thần, về việc khám bệnh, chữa bệnh, cấp phát thuốc và uống thuốc tâm thần của đối tượng giám định. (nếu chưa khám, chữa bệnh tâm thần tại Trạm y tế xã thì xác nhận là đối tượng chưa từng khám, chữa bệnh tâm thần tại Trạm y tế).

- Nhận xét của Trưởng/Phó thôn hoặc Tổ trưởng/Tổ phó tổ dân phố về đặc điểm tính tình, quá trình sinh sống, sinh hoạt tại địa phương, mối quan hệ xã hội, các biểu hiện hành vi bất thường (đặc biệt là sức khỏe tâm thần) của đối tượng, nhất là tại thời điểm xảy ra vụ việc;

- Hai bản nhận xét của 02 người hàng xóm hoặc bạn bè/đồng nghiệp cùng cơ quan (không có quan hệ họ hàng với đối tượng giám định, mỗi người viết 01 bản riêng biệt) về quá trình bệnh tật, đặc điểm tính tình, quá trình sinh sống, sinh hoạt tại địa phương, mối quan hệ xã hội, các biểu hiện hành vi bất thường (đặc biệt là sức khỏe tâm thần) của đối tượng, nhất là tại thời điểm xảy ra vụ việc;

d) Các tài liệu, thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của người giám định.

Giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử cần hồ sơ sau:

a) Quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần của người trưng cầu giám định có các nội dung theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Luật giám định tư pháp, do người có thẩm quyền ký, đóng dấu.

b) Các tài liệu liên quan đến đối tượng giám định, vụ án bao gồm:

- Sơ yếu Lý lịch của đối tượng giám định có dán ảnh.

- Các bản tự khai của đối tượng giám định;

- Các biên bản hỏi cung của đối tượng giám định;

- Các biên bản ghi lời khai của đối tượng giám định;

- Các biên bản ghi lời khai của người làm chứng (nếu có);

- Các biên bản ghi lời khai của bị hại (nếu có);

- Bút tích, nhật ký, các bản viết tay, thư điện tử của đối tượng giám định (nếu có);

- Các biên bản hỏi cung của đồng phạm (nếu có);

- Các biên bản ghi lời khai của đồng phạm (nếu có);

- Nội dung chi tiết của vụ án;

- Hình ảnh thu giữ được từ vụ án (nếu có);

- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

- Quyết định khởi tố bị can;

- Bản kết luận điều tra (nếu có);

- Cáo trạng (giai đoạn truy tố);

- Biên bản phiên tòa (nếu có);

- Bản án, Quyết định của Tòa án (nếu có);

- Các tài liệu khác được điều tra thu thập (nếu có).

c) Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết d hồ sơ giám định đối với tội phạm trong giai đoạn khởi tố.

d) Nhận xét của cơ sở giam giữ đối tượng giám định, bao gồm nhận xét của: Quản giáo, y tế trại tạm giam, 02 người giam cùng buồng về quá trình sinh hoạt và những hoạt động hàng ngày của đối tượng giám định trong thời gian giam giữ.

Giai đoạn thi hành án hình sự chuẩn bị hồ sơ sau:

a) Quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần của người trưng cầu giám định có các nội dung theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Luật giám định tư pháp, do người có thẩm quyền ký, đóng dấu.

b) Các tài liệu liên quan đến đối tượng giám định, vụ án bao gồm:

- Sơ yếu Lý lịch của đối tượng giám định;

- Các bản tự khai của của đối tượng giám định;

- Các biên bản hỏi cung của đối tượng giám định;

- Các biên bản ghi lời khai của đối tượng giám định;

- Các biên bản ghi lời khai của người làm chứng (nếu có);

- Các biên bản ghi lời khai của bị hại (nếu có);

- Bút tích, nhật ký, các bản viết tay, thư điện tử của đối tượng giám định (nếu có);

- Các biên bản hỏi cung của đồng phạm (nếu có);

- Các biên bản ghi lời khai của đồng phạm (nếu có);

- Nội dung chi tiết của vụ án;

- Hình ảnh thu giữ được từ vụ án;

- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

- Quyết định khởi tố bị can;

- Bản kết luận điều tra;

- Cáo trạng;

- Biên bản phiên tòa;

- Bản án, Quyết định của Tòa án;

- Các tài liệu khác được điều tra thu thập (nếu có).

c) Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết d hồ sơ giám định đối với tội phạm trong giai đoạn khởi tố.

d) Nhận xét của cơ sở giam giữ đối tượng giám định, bao gồm: Quản giáo, y tế trại tạm giam, 02 phạm nhân cùng phòng về quá trình sinh hoạt và những hoạt động hàng ngày của đối tượng giám định trong thời gian giam giữ;

Trường hợp đối tượng giám định là bị hại

a) Quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng.

b) Các tài liệu chi tiết về vụ án, nhân thân, mối quan hệ giữa đối tượng giám định và bị can:

- Lý lịch của đối tượng giám định;

- Nội dung chi tiết của vụ án;

- Sơ đồ hiện trường vụ án;

- Các bản tự khai của bị can;

- Các biên bản ghi lời khai của bị can;

- Đơn tố cáo của đối tượng giám định hoặc gia đình đối tượng;

- Các biên bản ghi lời khai của nhân chứng;

- Các tài liệu khác cơ quan điều tra thu thập được trong vụ án;

- Bản xác minh chi tiết mối quan hệ giữa bị can và đối tượng giám định;

- Các biên bản ghi lời khai của đối tượng giám định (nếu có);

- Bản kết luận giám định pháp y của đối tượng giám định (nếu có);

- Biên bản phiên tòa (nếu có).

c) Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết đ hồ sơ giám định đối với tội phạm trong giai đoạn khởi tố.

2.2. Hồ sơ trưng cầu giám định sức khỏe tâm thần trong các vụ án, vụ việc hành chính, vụ việc dân sự:

a) Quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng.

b) Các tài liệu liên quan đến đối tượng giám định và vụ việc:

- Sơ yếu Lý lịch của đối tượng giám định: có dán ảnh mầu (đóng dấu giáp lai), ảnh chụp trên nền trắng cỡ 3x4 cm trong 06 tháng gần đây nhất, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi đối tượng giám định cư trú;

- Nội dung chi tiết vụ việc;

- Hợp đồng dân sự liên quan đến vụ việc (nếu có);

- Các giấy tờ liên quan khác;

- Biên bản phiên tòa (nếu có);

- Sơ yếu Lý lịch của người đề nghị, tranh chấp (nếu có);

c) Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết d hồ sơ giám định đối với tội phạm trong giai đoạn khởi tố.

3. Hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần

Theo hướng dẫn tại Thông tư 23/2019/TT-BYT, hồ sơ yêu cầu giám định pháp y tâm thần bao gồm:

a) Văn bản yêu cầu giám định pháp y tâm thần theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật giám định tư pháp;

b) Bản sao giấy tờ theo quy định tại khoản 1, Điều 26 Luật giám định tư pháp;

c) Các tài liệu theo quy định tại tiết c, tiết d hồ sơ giám định đối với tội phạm trong giai đoạn khởi tố.

Đối tượng giám định theo trưng cầu hoặc đối tượng giám định theo yêu cầu là người đang còn sống, do người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định đưa tới sau khi được tổ chức pháp y tâm thần đồng ý tiếp nhận giám định pháp y tâm thần.

Trường hợp đối tượng giám định đã chết hoặc mất tích được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, tổ chức pháp y tâm thần sẽ giám định trên hồ sơ do người trưng cầu hoặc người yêu cầu cung cấp.

Việc quản lý đối tượng giám định được thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 27 Luật giám định tư pháp.

Trên đây là hướng dẫn của chúng tôi về Thủ tục giám định tâm thần. Bạn đọc còn vướng mắc pháp lý nào khác vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua Website: accgroup.vn để được giải đáp nhanh chóng nhất!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo